ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO CẤP Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Trọng Tuệ Hoàng 1,, Duy Tôn Mai 2, Anh Tuấn Nguyễn 2, Anh Tuấn Nguyễn 2, Việt Phương Đào 2
1 Bệnh viện đa khoa Hà Đông
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu:  Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và kết quả điều trị nhồi máu não cấp ở người 18 - 45 tuổi tại bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhồi máu não cấp, trong độ tuổi từ 18 – 45, điều trị tại trung tâm cấp cứu A9 và trung tâm đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2019 đến tháng 6/2021, theo dõi kết cục lâm sàng sau khi ra viện 90 ngày. Kết quả: Tổng số đối tượng nghiên cứu là 91 bệnh nhân, trong đó nam giới chiếm tỉ lệ 69,2% cao hơn nữ giới 30,8%. Tuổi trung bình: 37,62 (SD: ± 5,83), nhóm tuổi từ 40 – 45 tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất 49,4%, nhóm tuổi 18 – 29 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất 8,8%. Số bệnh nhân nhập viện trong vòng 3 giờ đầu sau khởi phát chiếm 23,1%, sau 3 giờ - 4,5 giờ chiếm 6,6%, 4,5 giờ - 6 giờ 16,5%, số bệnh nhân nhập viện sau 6 giờ chiếm tỉ lệ cao nhất 53,8%. Trong các yếu tố nguy cơ, thường gặp nhất là tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipid lần lượt là 19,8% và 24,2%, đái tháo đường 3,3%, rung nhĩ chiếm 11%, thừa cân là 12,2%. Phân loại theo TOAST, nguyên nhân bệnh mạch máu lớn chiếm tỉ lệ cao nhất 31,9%, nguyên nhân mạch máu nhỏ chiếm 23,1%, thuyên tắc mạch từ tim chiếm 14,3%; 19,8% nguyên nhân không xác định, 10,9% nguyên nhân xác định khác. Tại thời điểm ra viện, 56,1% bệnh nhân có kết cục thần kinh tốt điểm mRS 0-1, số bệnh nhân có kết quả không tốt điểm mRS 2-6 chiếm 43,9%. Sau 90 ngày, bệnh nhân có điểm mRS 0 -1 chiếm 79,1%, tăng gấp 1,8 lần. Kết luận: Kết quả điều trị bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não người trẻ tại bệnh viện Bạch Mai có tỉ lệ hồi phục tốt ở cả nhóm điều trị can thiệp và điều trị nội khoa đơn thuần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mozaffarian D et al, Heart disease and stroke statistics-2015 update: a report from the American Heart Association. ahajournals. 2015,131(4):e29-322.
2. Feigin VL et al, Update on the global burden of ischemic and hemorrhagic stroke in 1990–2013: the GBD 2013 study. Neuroepidemiology. 2015; 45:161–76.
3. Adams Jr HP, Bendixen BH, Kappelle LJ, et al. Classification of subtype of acute ischemic stroke. Definitions for use in a multicenter clinical trial. TOAST. Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment. stroke. 1993; 24(1):35-41.
4. Ji R, Schwamm LH, Pervez MA, Singhal AB. Ischemic stroke and transient ischemic attack in young adults: risk factors, diagnostic yield, neuroimaging, and thrombolysis. JAMA neurology. 2013;70(1):51-7.
5. Kwon SU, Kim JS, Lee JH, Lee MC. Ischemic stroke in Korean young adults. Acta Neurol Scand. 2000;101:19–24.
6. Lee TH, Hsu WC, Chen CJ, Chen ST. Etiologic study of young ischemic stroke in Taiwan. Stroke. 2002;33(8):1950-1955.