GLORIA

GEOMAR Library Ocean Research Information Access

Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
Filter
Material
Language
Subjects(RVK)
  • 1
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association ; 2024
    In:  Tạp chí Y học Việt Nam Vol. 537, No. 2 ( 2024-04-15)
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 537, No. 2 ( 2024-04-15)
    Abstract: Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm đánh giá mối tương quan giữa một số thông số giảm oxy máu về đêm với HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 96 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ từ tháng 03 năm 2023 đến tháng 3 năm 2024. Kết quả: Về đặc điểm chung, nữ giới chiếm đa số (64,6%), tuổi trung bình là 67,31 ± 12,9 và tỷ lệ mắc OSA là 43,8%. Về đặc điểm lâm sàng, hầu hết có triệu chứng ngưng thở/nghẹt thở, thở hổn hển, thức dậy mệt mỏi, đau đầu buổi sáng ( 〉 85%). Về đặc điểm đa ký hô hấp, nhóm OSA có chỉ số AHI và chỉ số ODI cao hơn so với nhóm không OSA lần lượt là 17,41 ± 13,28 vs. 7,1 ± 13,4 và 21,35 ± 14,95 vs. 8,31 ± 14,28 (tất cả p 〈 0,001). Đồng thời, chỉ số SpO2 trung bình ở BN có OSA thấp hơn so với BN không có OSA (p = 0,04). Về sự tương quan, HbA1c có mối tương quan thuận với ODI và AHI, tuy nhiên các mối tương quan đều rất yếu và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (tất cả 0 〈 r 〈 0,2; p 〉 0,05). Kết luận: Ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2, một só triệu chứng kinh điển của OSA vẫn biểu hiện rõ. Trên đa ký hô hấp, chỉ số AHI, ODI và SpO2 trung bình đều cho thấy tình trạng thiếu oxy máu về đêm nặng hơn ở nhóm có OSA so với nhóm không mắc OSA. Nồng độ HbA1c có mối tương quan thuận với chỉ số AHI và ODI nhưng các mối tương quan thuận đều rất yếu và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2024
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    In: Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, Can Tho University of Medicine and Pharmacy, , No. 5 ( 2023-03-30), p. 1-8
    Abstract: Background: phenotypic approach in the treatment of COPD is lacking in general medical facilities, despite the importance of this data. Objectives: The study aimed to identify divergences in features, pharmacologic regimens of COPD by clinical phenotypes in the real-life context of care units in Can Tho City that manage outpatients with chronic respiratory diseases. Materials and methods: a prospective cohort study was carried out. We enrolled 158 patients who met the sampling criteria for this study. Data collected include (1) biometric characteristics, (2) medical history, (3) characteristics of COPD (including: symptoms, chest radiograph, peripheral blood eosinophil count, pulmonary ventilation parameters, bronchodilator test, and pharmacological regimen). COPD were classified into three phenotypic groups according to the criteria of the 2017 Spanish guideline (GesEPOC) and were also categorized into four groups (ABCD) according to the 2019 GOLD guideline. Results: the clinical AE phenotype was predominant at 41.8%, whereas the NON-AE and ACO was 38.6% and 19.6%. According to the GOLD, classifying as group A, B, C, D is 19%, 34.8%, 10.1%, and 36.1%, respectively. Between the different phenotypic groups, there were a variety of variances in the eosinophil count of the peripheral blood, but there were no changes in some kinds of chest radiograph images. Response-to-bronchodilator-test rate was higher in the ACO phenotype than in the NON-AE and the AE phenotypes. All ACO patients who received LABA/ICS. The proportion of using LABA/ICS accounted for most NON-AE and AE patients. Conclusions: among clinical phenotypes, the AE phenotype accounted for the highest percentage. There were differences in the clinical characteristics among phenotypes. ICS using is popular among COPD patients.   
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-1210
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Can Tho University of Medicine and Pharmacy
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    Online Resource
    Online Resource
    Springer Science and Business Media LLC ; 2023
    In:  Pulmonary Therapy Vol. 9, No. 3 ( 2023-09), p. 295-307
    In: Pulmonary Therapy, Springer Science and Business Media LLC, Vol. 9, No. 3 ( 2023-09), p. 295-307
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2364-1754 , 2364-1746
    Language: English
    Publisher: Springer Science and Business Media LLC
    Publication Date: 2023
    detail.hit.zdb_id: 2842522-4
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 4
    In: Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, Can Tho University of Medicine and Pharmacy, , No. 52 ( 2023-01-22), p. 66-72
    Abstract: Đặt vấn đề: Hiện nay có nhiều loại thuốc và hướng dẫn điều trị cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT). Các đặc điểm trên bệnh nhân thường được dùng để định hướng điều trị phần nhiều dựa vào triệu chứng, tiền sử đợt cấp, số lượng bạch cầu ái toan và chức năng phổi của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm bệnh nhân BPTNMT được điều trị với thuốc giãn phế quản kháng Muscarinic tác dụng kéo dài (LAMA) đơn trị liệu tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 36 bệnh nhân BPTNMT giai đoạn ổn định được điều trị với thuốc giãn phế quản kháng Muscarinic tác dụng kéo dài tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ nam giới chiếm tỉ lệ là 100%. Tỷ lệ hút thuốc lá ≥20 gói-năm là 83,3%. Điểm mMRC từ 2-4 chiếm tỉ lệ là 75%. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ đợt cấp cao là 50%. Phân nhóm bệnh nhân theo GOLD với tỷ lệ là 11,1% nhóm A, 41,7% nhóm B, 11,1% nhóm C, 36,1% nhóm D. Tỷ lệ bạch cầu ái toan máu ≥ 2% là 64,7%. Rối loạn thông khí hỗn hợp có tỉ lệ là 33,3%. Thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây (FEV1) sau nghiệm pháp hồi phục phế quản ≥50% chiếm 66,7%. Kết luận: Tỷ lệ nam giới chiếm 100%, mMRC từ 2-4 chiếm tỷ lệ là 75%, bệnh nhân nhóm B chiếm tỷ lệ cao nhất. FEV1 ≥ 50% chiếm tỷ lệ 66,7%. 
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-1210
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Can Tho University of Medicine and Pharmacy
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 5
    In: Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, Can Tho University of Medicine and Pharmacy, , No. 60 ( 2023-06-29), p. 198-205
    Abstract: Đặt vấn đề: COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan do virus SARS-CoV-2 gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng, nhắm vào hệ hô hấp của cơ thể con người. Cho đến nay, chưa có phương pháp điều trị chống virus nào đặc hiệu nào với coronavirus ở người, các phương pháp điều trị chỉ mang tính hỗ trợ. Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là biện pháp chủ động, hiệu quả nhất để phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, có nhiều báo cáo ghi nhận việc tiêm vắc xin gặp nhiều phản ứng phụ, đặc biệt trong 24 giờ đầu. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các phản ứng phụ trong 24 giờ sau tiêm mũi thứ nhất vắc xin phòng COVID-19 tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 322 đối tượng tiêm vắc xin AstraZeneca tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi khảo sát trực tuyến từ tháng 4/2021 đến tháng 7/2021. Kết quả: Tỷ lệ phản ứng phụ là 76,4%. Kết luận: Phản ứng phụ sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 là thường gặp là đau, đau chỗ tiêm, sốt, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, khớp.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-1210
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Can Tho University of Medicine and Pharmacy
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 6
    Online Resource
    Online Resource
    Can Tho University of Medicine and Pharmacy ; 2023
    In:  Tạp chí Y Dược học Cần Thơ , No. 62 ( 2023-07-31), p. 135-141
    In: Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, Can Tho University of Medicine and Pharmacy, , No. 62 ( 2023-07-31), p. 135-141
    Abstract:   Đặt vấn đề: Viêm phổi do Staphylococcus aureus do nhiễm khuẩn có nguồn gốc cộng đồng hay bệnh viện đều có khả năng gây bệnh cảnh lâm sàng nặng và tỷ lệ tử vong cao mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân viêm phổi do Staphylococcus aureus. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được tiến hành trên 65 bệnh nhân viêm phổi do Staphylocccus aureus. Kết quả: lâm sàng nổi bật với sốt cao (75%), suy hô hấp (70,8%), tổn thương nhiều hơn 1 thùy (75,4%) trên X quang ngực thẳng. Đặc điểm kháng sinh đồ cho thấy tỷ lệ cao S. aureus kháng 82,8% với oxacillin, clindamycin 86,2%, levofloxacin 60,9%, ciprofloxacin 60,7% và gentamycin 72,7%. Kháng sinh còn nhạy cảm gồm có vancomycin (100%) và linezolide (98,5%). Tỷ lệ người bệnh khỏi bệnh và thất bại điều trị lần lượt là 52,3% và 47,7%. Kết luận: Viêm phổi do Staphylococus aureus có bệnh cảnh lâm sàng nặng, tổn thương phổi rộng và tỷ lệ thất bại điều trị cao, hai kháng sinh còn nhạy cảm là vancomycine và linezolide.   
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-1210
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Can Tho University of Medicine and Pharmacy
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 7
    In: Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, Can Tho University of Medicine and Pharmacy, , No. 62 ( 2023-07-31), p. 237-242
    Abstract: Đặt vấn đề: Các triệu chứng ở giai đoạn COVID-19 kéo dài gây rối loạn ở nhiều cơ quan với nhiều mức độ khác nhau. Tìm được mối liên quan giữa các triệu chứng COVID-19 kéo dài và các yếu tố lâm sàng kèm dịch tễ giúp theo dõi, can thiệp điều trị phù hợp nhằm ngăn chặn các biến chứng, giảm tử vong sau giai đoạn cấp tính cũng như sự xuất hiện các di chứng hậu COVID-19. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm các triệu chứng COVID-19 kéo dài và khảo sát mối liên quan giữa các triệu chứng COVID-19 kéo dài ở bệnh nhân đến khám tại phòng khám Hậu COVID - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi dọc ở phòng khám Hậu COVID thuộc Đơn vị hô hấp, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trên bệnh nhân có các triệu chứng COVID-19 kéo dài và các tiền sử bệnh lý, thói quen của họ. Kết quả: Tổng cộng có 305 bệnh nhân tham gia với nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 15-59. Tỷ lệ nữ nam là 6/4. Tiền sử tăng huyết áp là 11,5%. Phần lớn có tập thể dục với tỷ lệ 64,9%, sử dụng trà/ cà phê chiếm 59,7% và hút thuốc là 10,5%. Các triệu chứng giai đoạn COVID-19 kéo dài chiếm tỷ lệ cao như ho, sốt, đau họng, chảy mũi lần lượt là 73,4%, 58,3%, 51,1%, 31,5%. Kết luận: Có mối liên quan giữa thói quen của bệnh nhân và các triệu chứng COVID-19 kéo dài. Nhân viên y tế cần có cái nhìn tổng quát về các yếu tố liên quan đến bệnh nhân COVID-19 kéo dài và tư vấn duy trì lối sống phù hợp cho bệnh nhân.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-1210
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Can Tho University of Medicine and Pharmacy
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 8
    Online Resource
    Online Resource
    Can Tho University of Medicine and Pharmacy ; 2022
    In:  Tạp chí Y Dược học Cần Thơ , No. 51 ( 2022-09-20), p. 41-49
    In: Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, Can Tho University of Medicine and Pharmacy, , No. 51 ( 2022-09-20), p. 41-49
    Abstract: Đặt vấn đề: Hen phế quản ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi có thể liên quan đến một số yếu tố, đặc biệt là vấn đề nồng độ vitamin D không đầy đủ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ vitamin D không đầy đủ. Khảo sát một số yếu tố liên quan và một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị ở trẻ hen phế quản từ 6 tháng đến 5 tuổi có nồng độ vitamin D không đầy đủ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích với 30 ca bệnh hen phế quản từ 6 tháng đến 5 tuổi tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, từ 1/4/2021 đến 1/3/2022. Bệnh nhi được xác định mức độ cơn hen cấp, phỏng vấn theo bảng câu hỏi, xét nghiệm công thức máu, định lượng vitamin D và theo dõi điều trị. Kết quả: Nồng độ vitamin D trung bình ở trẻ hen phế quản từ 6 tháng đến 5 tuổi là 34,6±11,3ng/ml. Tỷ lệ trẻ hen phế quản có vitamin D không đầy đủ là 33,3%. Một số yếu tố liên quan đến nồng độ vitamin D không đầy đủ: không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 15-30 phút ngày (75,0%), không uống bổ sung 400UI vitaminD/ ngày (47,4%). Trong nhóm trẻ hen phế quản có nồng độ vitamin D không đầy đủ, tỷ lệ cơn cấp mức độ trung bình chiếm 90,0%, nặng chiếm 10% và tỷ lệ có cơn tái phát là 90,0%, cao hơn so với nhóm đầy đủ (50,0%), với tỷ suất chênh là 9,0 (p=0,032). Nồng độ vitamin D và thời gian nằm viện có mối tương quan nghịch (p=0,386). Kết luận: Trẻ hen phế quản có nồng độ vitamin D không đầy đủ chiếm tỷ lệ cao (33,3%). Tỷ lệ cơn cấp trung bình-nặng và tỷ lệ tái phát cơn ở trẻ có nồng độ vitamin D không đầy đủ cao hơn so với nhóm còn lại. 
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-1210
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Can Tho University of Medicine and Pharmacy
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 9
    In: Medical Journal of Indonesia, Faculty of Medicine, Universitas Indonesia, ( 2024-04-05)
    Abstract: BACKGROUND Asthma imposes a heavy morbidity burden during childhood. Severe persistent asthma significantly increases patients’ risk of exacerbations, hospital admissions, and mortality and often substantially impairs their quality of life. This study aimed to identify high-risk patients for exacerbation recurrence using spirometric parameters. METHODS A prospective cohort study involving patients with asthma aged 6–15 years was conducted at the principal children’s hospital in Mekong Delta, Vietnam, from June 2020 to June 2022. Demographic, clinical, and lung function characteristics of the patients were collected. Spirometry measurement parameters were utilized as predictive factors for the short-term asthma exacerbation recurrence. RESULTS Among all patients (mean age of 9.5 years old), 10.4% experienced recurrent exacerbations. FEV1, FVC, FEV1/FVC, FEF25–75, FEF25–75/FVC, and PEF, gradually decreased with increasing exacerbation severity (p 〈 0.01). All patients showed a positive bronchodilator responsiveness (BDR), with a mean value of 16.85 (3.00)%, which was significantly different between the severe and non-severe asthma groups (20.53 [2.83] versus 16.00 [2.35] , p 〈 0.001). After adjusting in multivariable logistic regression, a BDR ≥20% was identified as the sole independent factor associated with an increased risk of asthma exacerbation recurrence (aOR 6.95, 95% CI 1.08–44.75, p = 0.041). CONCLUSIONS A high BDR can serve as a predictor of acute asthma exacerbation recurrence.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2252-8083 , 0853-1773
    Language: Unknown
    Publisher: Faculty of Medicine, Universitas Indonesia
    Publication Date: 2024
    detail.hit.zdb_id: 2716886-4
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 10
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 530, No. 1B ( 2023-09-25)
    Abstract: Đặt vấn đề: Tình trạng COVID-19 kéo dài và các yếu tố liên quan biểu hiện đa dạng và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất của người bệnh sau nhiễm COVID-19 cấp ở nhiều mức độ khác nhau. Nhu cầu hỗ trợ của người bệnh cần được đánh giá đúng mức nhằm giúp người bệnh hồi phục và tái hòa nhập xã hội và công việc. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng COVID-19 kéo dài, yếu tố liên quan và khảo sát nhu cầu hỗ trợ điều trị của người bệnh sau nhiễm COVID-19 cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành ở 667 bệnh nhân ≥ 16 tuổi có tình trạng COVID-19 kéo dài đến khám tại Phòng khám Hậu COVID-19, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Đặc điểm dân số nghiên cứu có tuổi trung bình: 40,8 ± 16,5, Tỉ lệ nữ nam là 2:1. Các bệnh đồng mắc chính yếu lần lượt là tăng huyết áp (12,7%), đái tháo đường (2,4%), bệnh phổi mạn (3,3%). Có 3,5% người bệnh không tiêm vắc xin, tỉ lệ người bệnh tiêm 1 mũi là 0,7%, 2 mũi 21,3%, 3 mũi 70,3%, 4 mũi 3,7%. Thời gian âm tính hóa của xét nghiệm COVID-19: 8,3 ± 3,8 ngày. Số ngày tồn tại triệu chứng: 9,4 ± 10,8 ngày. Các triệu chứng COVID-19 kéo dài phổ biến gồm ho 67,9%, sốt 58,9%, đau đầu 20,6%, đau cơ 20,8%, đau họng 48,1%, chảy mũi 30,1%, nghẹt mũi 16,5%, mất mùi 21,6%, đau ngực 4,9%, khó thở 16,3%, mất ngủ 8,1%, đau bụng 2,2%, tiêu chảy 5,5%. Về nhu cầu điều trị, người bệnh nhập viện chiếm 5,4%, hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng và quản lý ngoại trú từ các cơ sở y tế lần lượt là 12,0% và 2,5%. Kết luận: Tình trạng COVID-19 kéo dài sau COVID-19 cấp gặp ở nhóm tuổi trung niên, tỉ lệ bệnh lý đồng mắc thấp, có đặc điểm triệu chứng đa dạng ở nhiều cơ quan và có nhu cầu điều trị phục hồi chức năng và quản lý ngoại trú ở các cơ sở y tế.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. More information can be found here...