GLORIA

GEOMAR Library Ocean Research Information Access

Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
  • 1
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnamese Journal of Food Control, National Institute for Food Control ; 2022
    In:  Heavy metals and arsenic concentrations in water, agricultural soil, and rice in Ngan Son district, Bac Kan province, Vietnam Vol. 5, No. 3 ( 2022-08-18), p. 235-242
    In: Heavy metals and arsenic concentrations in water, agricultural soil, and rice in Ngan Son district, Bac Kan province, Vietnam, Vietnamese Journal of Food Control, National Institute for Food Control, Vol. 5, No. 3 ( 2022-08-18), p. 235-242
    Abstract: Multidrug resistant bacteria have become a significant cause of morbidity and mortality worldwide. Resistance to last resort antibiotics such as: colistin, newer generation cephalosporins is one of the most important current public health problems. Escherichia coli is the member of the normal microbiota of the human intestine and the intestinal and extra-intestinal pathogenic strains. Treating E. coli infection become difficult because of their resistance to different antibiotics, even to last resort antibiotics. The present study aimed to investigate the phenotypic and genotypic resistance against colistin in 181 extended-Spectrum & beta;-Lactamase (ESBL) producing E. coli isolated from healhthy people and clinical specimens, (28 from healthy people, 153 from clinical specimens). The results showed: Out of 181 E. coli isolates, 13 (7.2%) were identified as colistin resistant phenotype in which 3.6% isolates from healthy people and 0.65% from clinical specimens was positive for the mcr-1 gene. Non of the ESBL producing E.coli isolates had the mcr-3 or mcr-5 genes.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2615-9252
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnamese Journal of Food Control, National Institute for Food Control
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    In: The Lancet Neurology, Elsevier BV, Vol. 23, No. 4 ( 2024-04), p. 344-381
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1474-4422
    Language: English
    Publisher: Elsevier BV
    Publication Date: 2024
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    In: Hue University Journal of Science: Agriculture and Rural Development, Hue University, Vol. 128, No. 3A ( 2019-03-22)
    Abstract: Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành ở hai huyện Phong Điền và Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế bằng phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm với các tác nhân trong chuỗi giá trị hành tăm (ném). Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trồng ném cả tỉnh năm 2017 đạt 250 ha, trong đó 90% diện tích tập trung ở vùng cát của hai huyện Phong Điền và Quảng Điền. Năng suất trung bình năm đạt 5 tấn/ha (ném lá) và 3 tấn/ha      ( ném củ); thu nhập đạt 150,59 triệu đồng/ha/năm. Chuỗi cung sản phẩm ném theo kênh chính gồm người sản xuất – thu gom –bán buôn – bán lẻ: 95% (ném lá) và 55% (ném củ). Trong đó, 55% ném lá và 30% ném củ được bán ra ngoài tỉnh và bán sang Lào. Phần còn lại, 5% ném lá tự tiêu dùng được bán tại chợ địa phương và 40% ném củ để lại làm giống. Về thu nhập, 58% giá trị toàn chuỗi đem lại từ ném lá và 69,9% ném củ thuộc về người sản xuất, phần còn lại 42% (ném lá) và 30,1% (ném củ) thuộc về các tác nhân tham gia phân phối. Trong sản xuất, sự liên liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi thiếu chặt chẽ. Cần tổ chức qui hoạch, xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất an toàn, tăng cường vai trò của Hợp tác xã và quảng bá sản phẩm nhằm góp phần cải thiện chuỗi giá trị của cây ném ở Thừa Thiên Huế.Từ khóa: chuỗi giá trị, đặc điểm, hành tăm, sản phẩm, sản xuất
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2615-9708 , 2588-1191
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Hue University
    Publication Date: 2019
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 4
    Online Resource
    Online Resource
    University of Agriculture and Forestry, Hue University ; 2021
    In:  Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế Vol. 5, No. 1 ( 2021-04-28), p. 2237-2242
    In: Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, University of Agriculture and Forestry, Hue University, Vol. 5, No. 1 ( 2021-04-28), p. 2237-2242
    Abstract: Sự đa dạng di truyền của 15 mẫu giống ớt Xiêm địa phương của Quảng Ngãi và mối quan hệ giữa chúng với 5 giống ớt A Riêu và 5 giống ớt Bay đã được đánh giá dựa trên kết quả của 10 mồi RAPD.  Hệ số tương đồng di truyền giữa 25 mẫu ớt dao động từ 0,56 đến 1,0. Hệ số tương đồng di truyền và sơ đồ về cây phát sinh loài đã phân ớt A Riêu của Quảng Nam và ớt Bay của Gia Lai thành các nhóm khác nhau. Ớt Xiêm của Quảng Nam thuộc vào cả 2 nhóm và việc phân chia ớt Xiêm vào các nhóm này có mối liên hệ mật thiết với hình dạng quả, Ớt Xiêm với dạng quả lớn thuộc cùng phân nhóm với ớt A Riêu, ớt Xiêm dạng quả nhỏ đến trung bình thuộc cùng phân nhóm với ớt Bay. ABSTRACT                                                                 Genetic diversity of 15 Xiem chili accessions of Quang Ngai province and its relationship with 5 A Rieu chili accessions of Quang Nam and 5 Bay chili accessions of Gia Lai was assessed by using 10 PCR - RAPD primer. The genetic dissimilarity of the total of 25 accessions was ranged from 0,56 to 1,0. RAPD analysis combined with the construction of phylogenetic tree revealed that big Xiem accessions had the same cluster to A Rieu, while small to medium Xiem accessions had the same cluster to Bay.  
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2588-1256 , 2588-1256
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: University of Agriculture and Forestry, Hue University
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 5
    In: Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, University of Agriculture and Forestry, Hue University, Vol. 5, No. 2 ( 2021)
    Abstract: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng và các yếu tố tác động đến sản xuất các sản phẩm thủ công làm từ cây cỏ Bàng (Lepironia actiulata) thông qua phỏng vấn những người am hiểu cùng 60 hộ gia đình tại làng nghề Đệm Bàng Phò Trạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy sản phẩm đệm bàng được sản xuất bởi các hộ cá thể với khoảng 1,21 lao động/hộ, chủ yếu là lao động nữ lớn tuổi. Sản phẩm chính của làng gồm chiếu (khổ từ 1,2 - 1,6 m), đệm, chẹ và các sản phẩm mỹ nghệ. Trong số các sản phẩm này, đệm, chẹ và chiếu kích thước nhỏ là phổ biến nhất và chủ yếu được tiêu thụ bởi những người thu gom nhỏ. Chi phí sản xuất, giá bán và thu nhập từ một đơn vị sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào chất lượng nguyên liệu, độ dày bền và độ tinh xảo. Làng nghề Đệm Bàng Phò Trạch được duy trì và phát triển được nhờ tính truyền thống, nguồn nguyên liệu sẵn có, khả năng tạo thu nhập ổn định, phù hợp với người già và phụ nữ. Trong khi đó, sản xuất đệm bàng cũng đang gặp nhiều yếu tố cản trở như khó sản xuất nguyên liệu đầu vào, thiếu lao động kế thừa, thị trường tiêu thụ nhỏ, thu nhập và năng suất lao động thấp, thiếu hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2588-1256
    Uniform Title: CURRENT SITUATION AND FACTORS AFFECTING THE PRODUCTION OF HANDCRAFT PRODUCTS BY HOUSEHOLDS IN DEM BANG PHO TRACH TRADITIONAL CRAFT VILLAGE, PHONG DIEN DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE, VIETNAM
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: University of Agriculture and Forestry, Hue University
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 6
    In: Hue University Journal of Science: Agriculture and Rural Development, Hue University, Vol. 126, No. 3B ( 2017-03-14)
    Abstract: Tóm tắt: Chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) là cần thiết nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho nông dân trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, để thực hiện việc chuyển đổi có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, cần phải có những nghiên cứu cụ thể. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang NTTS ở xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang NTTS mang lại hiệu quả kinh tế rất cao; trong đó hiệu quả kinh tế NTTS của nhóm hộ khá cao hơn đáng kể so với nhóm hộ nghèo – trung bình ở vùng nghiên cứu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, diện tích NTTS và phương thức nuôi của hộ có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ từ NTTS. Để nâng cao thu nhập NTTS cho người dân ở vùng nghiên cứu, chính quyền địa phương nên khuyến khích nông dân áp dụng phương thức nuôi bán thâm canh; nông hộ được khuyến cáo mở rộng diện tích chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang NTTS cần phải tuân thủ theo quy hoạch sử dụng đất của địa phương; cần tiến hành thêm các nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo tính bền vững của hoạt động chuyển đổi này.Từ khoá: chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, hiệu quả kinh tế
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2615-9708 , 2588-1191
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Hue University
    Publication Date: 2017
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 7
    In: Information Services & Use, IOS Press, Vol. 43, No. 1 ( 2023-03-27), p. 27-37
    Abstract: This study explores the use of mobile phones for farm-related activities of ethnic minority farmers in Quang Tri province, Central Vietnam, in the context of the COVID-19 pandemic. A random sampling strategy was used to select 180 ethnic farmers, different by gender, age, and education level, to interview using a semi-structured questionnaire. Results indicate ethnic minority farmers used mobile phones for various purposes related to agriculture through phone calls and social media platforms (Facebook, Zalo, YouTube, etc.). Mobile phones have become essential for farmers to access and exchange market information, receive weather information, get extension advisories, learn new farming practices and technologies, contact and buy farm inputs, etc. There was a statistically significant association between gender, age, and education level with the purposes of mobile phone usage. Young and highly educated farmers should be prioritized in digital service development strategies since they are the pioneers who will be the leading groups of farmers in terms of using mobile phones for farm-related activities. Furthermore, the significance of female farmers’ mobile phone use should not be overlooked, as when women have access to these devices, they can use them for various farming tasks to improve their agricultural production.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 0167-5265 , 1875-8789
    Language: English
    Publisher: IOS Press
    Publication Date: 2023
    detail.hit.zdb_id: 8332-X
    detail.hit.zdb_id: 2011640-8
    SSG: 24,1
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 8
    Online Resource
    Online Resource
    Hue University ; 2019
    In:  Hue University Journal of Science: Agriculture and Rural Development Vol. 128, No. 3D ( 2019-10-28)
    In: Hue University Journal of Science: Agriculture and Rural Development, Hue University, Vol. 128, No. 3D ( 2019-10-28)
    Abstract: Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá mức độ phục hồi sinh kế khai thác biển của ngư hộ sau 2 năm kể từ sự cố môi trường do công ty Formosa gây ra vào tháng 4 năm 2016. Hoạt động khảo sát được tiến hành trên 210 hộ khai thác biển ở 3 xã đại diện vùng bờ biển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cố ô nhiễm môi trường biển đã khiến ngư hộ buộc ngừng khai thác trong 4,8 tháng, giảm khai thác trong 3,9 tháng, tổn thất bình quân 4.458,4 kg thủy sản/hộ. Sinh kế khai thác biển có dấu hiệu phục hồi sau thời gian khủng hoảng tuy nhiên mức độ phục hồi chưa cao khi phục hồi vốn đầu tư đạt 77%, phục hồi sản lượng 73,5%, phục hồi thu nhập từ khai thác biển đạt 65,74%. Nghiên cứu cũng cho thấy các giải pháp hữu ích nhất đối với ngư hộ khi sự cố xảy ra là tiếp nhận hỗ trợ khẩn cấp, tiếp nhận lương thực và nhận đền bù. Các giải pháp thích ứng với sinh kế mới như kinh doanh dịch vụ, nuôi trồng, khai thác đầm phá, chế biến thủy hải sản chưa hữu ích trong khi một số giải pháp liên quan đến di cư và xuất khẩu lao động chỉ một số ít ngư hộ áp dụng.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2615-9708 , 2588-1191
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Hue University
    Publication Date: 2019
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 9
    Online Resource
    Online Resource
    University of Agriculture and Forestry, Hue University ; 2020
    In:  Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế Vol. 4, No. 2 ( 2020-08-17), p. 1888-1896
    In: Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, University of Agriculture and Forestry, Hue University, Vol. 4, No. 2 ( 2020-08-17), p. 1888-1896
    Abstract: Ớt xiêm rừng là loại cây gia vị có vị cay nồng đặc trưng, mọc tự nhiên trong rừng ở một số khu vực miền núi và trung du phía Bắc và miền Trung nước ta. Việc chế biến sản phẩm muối chua giúp đa dạng hóa và tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm từ ớt xiêm tươi do tác dụng kéo dài thời gian bảo quản của phương pháp lên men. Ớt nguyên liệu đạt yêu cầu chế biến về cả màu sắc và giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là không có sự có mặt của kim loại nặng (thường có do sự sử dụng thuốc bảo vệ thực vật). Thành phần các nguyên vật liệu trong dịch rót có yếu tố quyết định đến khả năng lên men, sự điều vị và các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm với tỷ lệ thích hợp cho sản phẩm ớt xiêm rừng muối chua. Nghiên cứu này khảo sát các nguyên liệu phối chế ở các nồng độ tương ứng là acetic acid (0,72%, 0,9%, 1,08% và 1,26%); muối (4,2%, 5,2%, 6,2% và 7,2%) và đường (5,5%, 6,5%, 7,5%, 8,5%). Kết quả xác định được công thức thích hợp là acid acetic 0,9%, muối ăn (NaCl) 5,2%, đường (saccharose) 7,5%. Sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm do không có sự có mặt của các kim loại nặng và các chỉ tiêu vi sinh vật đều trong giới hạn cho phép theo Tiêu chuẩn Việt Nam. ABSTRACT Local chili (Ot xiem), spicy chili which has strong taste, popularly distributed in the mountainous areas in the Northern and Central regions of Vietnam. Fermentation helps the chili increase the sensoly values and extend of its shelflife. This study showed that chili has met the requirements of processing for color and nutritional factors, especially it did not contain heavy metals derived from insecticides and herbicides. The ingredients and their ratios in the solution play an important role in the fermentation ability, taste modification, and other quality characteristics of the product. This study screened for the compatible ratios of acetic acid (0.72%, 0.9%, 1.08% and 1.26%); salt (4.2%, 5.2%, 6.2% và 7.2%) and sugar (5.5%, 6.5%, 7.5%, 8.5%). The results indicated that the appropriate ratios of acetic acid, salt, and sugar were 0.9%, 5.2%, and 7.5%, respectively. The product has met the requirements of food safety, especially it did not contain heavy metals and bacteria at the level of restriction requirements according to Vietnamese National Standards (TCVN) for fermented vegetables.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2588-1256 , 2588-1256
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: University of Agriculture and Forestry, Hue University
    Publication Date: 2020
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 10
    In: Hue University Journal of Science: Agriculture and Rural Development, Hue University, Vol. 126, No. 3B ( 2017-03-14)
    Abstract: TÓM TẮTTóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xác định mạng lưới các tác nhân và tiềm năng của các tác nhân trong hoạt động cung cấp thông tin thị trường cho người nuôi trồng thuỷ sản ở vùng đầm Sam Chuồn, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Số liệu được thu thập qua khảo sát 70 hộ thuỷ sản, phỏng vấn sâu 27 tác nhân cung cấp thông tin, 5 chuyên gia thuỷ sản. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) để phân tích tiềm năng của các tác nhân trong mạng lưới. Kết quả cho thấy mạng lưới cung cấp thông tin thị trường cho người nuôi trồng thủy sản (NTTS) gồm có 3 hợp phần: (1) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ các tác nhân cung ứng vật tư NTTS gồm đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, cơ sở giống thủy sản; (2) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ tác nhân tiêu thụ sản phẩm NTTS gồm người bán buôn và thu gom (3) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ các tác nhân hỗ trợ NTTS gồm cán bộ cấp tỉnh, cán bộ cấp huyện, cán bộ cấp xã, người am hiểu cộng đồng và người NTTS khác. Trong đó, các tác nhân có mức tiềm năng cao gồm cán bộ huyện, cán bộ xã, người am hiểu cộng đồng; mức tiềm năng trung bình gồm người thu gom, cán bộ tỉnh và người NTTS; các tác nhân khác có mức tiềm năng thấp và rất thấp.Từ khoá: nuôi trồng thuỷ sản, thông tin thị trường, mạng lưới
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2615-9708 , 2588-1191
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Hue University
    Publication Date: 2017
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. More information can be found here...