GLORIA

GEOMAR Library Ocean Research Information Access

Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
Filter
Material
Language
  • 1
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 520, No. 1B ( 2023-02-10)
    Abstract: Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích thực trạng sử dụng nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu liên quan đến tình hình sử dụng thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lê Văn Thịnh trong năm 2021 cho người bệnh có BHYT. Kết quả: Trong năm 2021, có 105 thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn được sử dụng, tương ứng với 41 hoạt chất, trong đó, thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ lớn về số hoạt chất (65,9%), số lượng thuốc (71,4%), lượt điều trị (85,3%), và chi phí (82,2%). Trong 8 nhóm kháng sinh được sử dụng (Aminoglycosid, Beta-lactam, Clindamycin, Macrolid, Nitroimidazol, Quinolon, Tetracyclin), nhóm Beta-lactam được sử dụng nhiều hơn các nhóm khác, với số lượng thuốc chiếm 40,0% tổng số thuốc kháng sinh, số lượt chỉ định chiếm 60,8%, và chi phí sử dụng chiếm 76,3%. Có 52,0% kháng sinh được chỉ định sử dụng trong ngoại trú có BHYT là thuốc được sản xuất tại Việt Nam, và 91,2% trường hợp được chỉ định duy nhất một loại kháng sinh. Kết luận: Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên được thực hiện tại bệnh viện Lê Văn Thịnh về tình hình sử dụng thuốc trong giai đoạn đại dịch Covid-19, cung cấp những thông tin cần thiết giúp bệnh viện có những đánh giá kịp thời về việc sử dụng các nhóm thuốc lớn tại bệnh viện.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 528, No. 1 ( 2023-07-18)
    Abstract: Mục tiêu: Phân tích chi phí sử dụng thuốc trong điều trị cho người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) có bảo hiểm y tế (BHYT) tại bệnh viện Lê Văn Thịnh (BVLVT) năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu dữ liệu liên quan đến người bệnh ĐTĐ có BHYT tại BVLVT năm 2022 để mô tả chi phí sử dụng thuốc điều trị cho người bệnh theo phân nhóm thuốc, hoạt chất, đường dùng, nước sản xuất, nội/ngoại trú. Kết quả: Năm 2022, có 94 thuốc tương ứng với 25 hoạt chất được BVLVT sử dụng để điều trị cho người bệnh ĐTĐ có BHYT, với tổng chi phí sử dụng thuốc là 27,910 tỷ đồng. Thuốc sản xuất tại Việt Nam chiếm 22,2% chi phí, và 77,8% chi phí còn lại liên quan đến các thuốc có nguồn gốc từ 13 quốc gia khác; trong đó, thuốc có nguồn gốc từ châu Âu chiếm 48,2% chi phí sử dụng thuốc. Khi xem xét chi phí sử dụng theo nhóm thuốc, nhóm thuốc insulin chiếm 27,0% tổng chi phí; nhóm biguanid phối hợp với nhóm thuốc DPP-4i chiếm 28,8%. Sitagliptin+metformin (50mg+1000mg) và insulin tác dụng chậm kéo dài 300UI/3ml là hai thuốc có chi phí sử dụng cao nhất, chiếm tỷ lệ lần lượt 10,5% và 5,8% tổng chi phí thuốc. Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin cụ thể về chi phí sử dụng thuốc cho người bệnh ĐTĐ có BHYT tại BVLVT trong một năm, giúp lãnh đạo của bệnh viện có thêm căn cứ trong việc đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện, tạo cơ sở cho những điều chỉnh trong kế hoạch phân bổ ngân sách và lựa chọn mua sắm thuốc phù hợp với tình hình thực tế tại bệnh viện cho những năm tiếp theo.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 522, No. 1 ( 2023-02-19)
    Abstract: Mục tiêu: Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong và các bệnh tim mạch. Lựa chọn thuốc điều trị tăng huyết áp thích hợp theo các hướng dẫn điều trị không chỉ giúp kiểm soát huyết áp tốt mà còn làm giảm chi phí điều trị. Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích tình hình sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp cho người bệnh ngoại trú có bảo hiểm y tế (BHYT) tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (BVLVT) năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thông qua việc hồi cứu dữ liệu về danh mục và chi phí sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp cho người bệnh ngoại trú có BHYT tại BVLVT năm 2021. Kết quả: Trong năm 2021, BVLVT sử dụng 169 thuốc điều trị THA cho người bệnh ngoại trú có BHYT, tương ứng với 81 hoạt chất khác nhau, với tổng chi phí là 25,3 tỉ đồng. Có 102 thuốc đơn thành phần, chiếm 60,4% tổng số thuốc sử dụng; và chiếm 57,7% tổng chi phí thuốc. Thuốc dạng phối hợp chiếm 42,3%; hoạt chất có thành phần phối hợp Amlodipin 5mg + Atorvastatin 10mg có nhiều thuốc nhất, và cũng chiếm chi phí sử dụng lớn nhất. Thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể, và thuốc chẹn beta là ba nhóm thuốc chiếm tỉ lệ lớn nhất về số lượng thuốc và chi phí sử dụng. 169 thuốc điều trị THA được sử dụng tại BVLVT có nguồn gốc từ 22 quốc gia khác nhau, trong đó, thuốc được sản xuất tại Việt Nam chiếm 38,5% số lượng thuốc; với chi phí sử dụng là 8,9 tỉ đồng (35,2%). Nhóm biệt dược gốc có 38 thuốc, chiếm 22,5% tổng số thuốc được sử dụng, và chiếm 20,0% chi phí. Kết luận: Các thông tin về tình hình sử dụng thuốc điều trị THA ngoại trú có BHYT thu được từ nghiên cứu giúp BVLVT có căn cứ để đánh giá chất lượng của việc mua sắm và sử dụng thuốc cho người bệnh THA nói riêng và người bênh ngoại trú có BHYT nói chung, từ đó, có thể điều chỉnh về số lượng và chủng loại thuốc khi mua sắm và sử dụng thuốc để đảm bảo phù hợp hơn với nhu cầu thực tế, giúp tối ưu hóa sử dụng ngân sách cho toàn bệnh viện.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 4
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association ; 2022
    In:  Tạp chí Y học Việt Nam Vol. 516, No. 2 ( 2022-07-31)
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 516, No. 2 ( 2022-07-31)
    Abstract: Mục tiêu: Lựa chọn thuốc là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng danh mục thuốc, góp phần đảm bảo chất lượng cho công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện. Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện Lê Văn Thịnh trong năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu liên quan đặc điểm danh mục thuốc, số lượng thuốc được sử dụng, phân nhóm thuốc theo ABC/VEN, chi phí sử dụng thuốc tại bệnh viện Lê Văn Thịnh trong năm 2021. Kết quả: Trong năm 2021, bệnh viện Lê Văn Thịnh đã sử dụng 1758 thuốc cho hoạt động khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú, liên quan đến 1024 hoạt chất, 29 nhóm dược lý, với tổng chi phí sử dụng thuốc là 189,4 tỷ đồng. Bốn nhóm thuốc có chi phí sử dụng lớn trong năm 2021 tại bệnh viện là nhóm thuốc tim mạch; nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn; hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết; thuốc đường tiêu hóa, với tỉ lệ lần lượt là 27,4%; 15,0%; 14,3%; 9,7%. Thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2021có xuất xứ từ 44 quốc gia khác nhau, trong đó, thuốc Việt Nam chiếm 48,2%, số lượng thuốc và 39,4% ngân sách của bệnh viện. Theo phân loại ABC/VEN, tỉ lệ phân bố của các thuốc trong các nhóm 1, 2, 3 lần lượt là 53,5%; 45,5%; 1,0%. Kết luận: Các thông tin về tình hình sử dụng thuốc thu được từ nghiên cứu giúp bệnh viện có căn cứ để đánh giá chất lượng của việc mua sắm và sử dụng thuốc, từ đó, có thể điều chỉnh về số lượng và chủng loại thuốc khi thực hiện dự trù, mua sắm trong những năm tiếp theo, đảm bảo phù hợp hơn với nhu cầu thực tế, hướng đến tối ưu hóa chất lượng hoạt động mua sắm và sử dụng ngân sách tại bệnh viện.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 5
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 519, No. 1 ( 2022-10-17)
    Abstract: Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích tình hình sử dụng insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết trong điều trị ngoại trú cho người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) có BHYT tại bệnh viện Lê Văn Thịnh (BVLVT) năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thông qua việc hồi cứu dữ liệu về danh mục, chi phí sử dụng insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết trong điều trị ngoại trú có BHYT tại bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2021. Kết quả: Trong năm 2021, BVLVT đã sử dụng 126 thuốc (tương ứng với 52 hoạt chất) trong điều trị ĐTĐ cho người bệnh ngoại trú có BHYT, bao gồm 25 thuốc insulin (12 hoạt chất), chiếm 19,8% số thuốc, và 101 thuốc uống hạ đường huyết (gồm 40 hoạt chất). Các thuốc được sử dụng có nguồn gốc từ 14 quốc gia khác nhau, trong đó, thuốc được sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu chiếm tỉ lệ lần lượt là 23,0% và 77,0%; nhóm biệt dược gốc chiếm 40,5% số thuốc. Tổng chi phí sử dụng thuốc cho người bệnh ĐTĐ có BHYT tại BVLVT năm 2021 là 21,4 tỉ đồng, trong đó, insulin chiếm 28,5%; thuốc Việt Nam chiếm 20,0%; biệt dược gốc chiếm 34,9% tổng chi phí sử dụng thuốc cho người bệnh ĐTĐ tại BVLVT năm 2021. Kết luận: Trong năm 2021, insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết chiếm ưu thế trong điều trị cho người bệnh đái tháo đường có BHYT tại bệnh viện Lê văn Thịnh. Kết quả thu được từ nghiên cứu giúp bệnh viện có căn cứ để điều chỉnh về số lượng và chủng loại thuốc khi thực hiện dự trù, mua sắm trong những năm tiếp theo, đảm bảo phù hợp hơn với nhu cầu thực tế.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 6
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 519, No. 1 ( 2022-10-17)
    Abstract: Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích chi phí trực tiếp y tế trong điều trị đái tháo đường típ 2 (ĐTĐ2) cho người bệnh có BHYT tại bệnh viện Lê Văn Thịnh (BVLVT) năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu liên quan của toàn bộ các lượt điều trị ĐTĐ2 có BHYT tại bệnh viện Lê Văn Thịnh trong năm 2021. Số liệu được xử lý và tổng hợp vào Excel, sau đó phân tích bằng phần mềm SPSS. Kết quả: Trong năm 2021, số lượt điều trị ĐTĐ2 có BHYT là 40.455 lượt, với độ tuổi trung bình là 61,0 (±11,6) tuổi; 59,1% là nữ; 69,3% lượt điều trị có 2 bệnh kèm Tăng huyết áp và Rối loạn lipid máu. Tổng chi phí trực tiếp y tế trong điều trị ĐTĐ2 cho người bệnh có BHYT tại BVLVT là 18,8 tỷ đồng, trong đó chi phí sử dụng Insulin là 4,4 tỷ đồng. Chi phí thuốc và chi phí xét nghiệm chiếm tỷ lệ cao hơn các chi phí khác, có giá trị lần lượt là 75,1% và 13,5%. Chi phí trung bình cho một lượt điều trị ĐTĐ2 có BHYT của mẫu nghiên cứu là 4.114.537 ± 3.565.214 đồng/ lượt nội trú và 449.495 ± 246.074 đồng/ lượt ngoại trú. Kết luận: Kết quả phân tích chi phí trực tiếp y tế trong điều trị ĐTĐ2 góp phần cung cấp thông tin trong việc ra quyết định phân bổ và điều chỉnh ngân sách của BVLVT, nhằm sử dụng hợp lý nguồn ngân sách và thực hiện tự chủ tài chính tại BVLVT.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 7
    In: Environment and Natural Resources Journal, Faculty of Environment and Resource Studies - Mahidol University, Vol. 20, No. 6 ( 2022-11-1), p. 1-10
    Abstract: In this study, biochar made from the Sesbania sesban plant, under slow pyrolysis at 300°C was used to adsorb methylene blue (MB) in aqueous solution. The biochar properties were clarified by diverse analytical methods such as FTIR, SEM, and BET. The results indicated that the surface of biochar was relatively smooth, had porous texture, and stacked evenly. In addition, the biochar had a large specific surface area of 561.8 m2/g and the pHpzc value was 6.9. The effect of adsorbent dosage, initial pH, contact time, and concentration of dye solution on biochar were investigated. The optimum conditions for MB adsorption were found at the MB concentration of 50 mg/L, initial pH of 11, biochar mass of 0.6 mg, and contact time of 30 min. Under these optimal conditions, MB dye removal efficiency was above 90%. Adsorption isotherm data were fitted with the Langmuir isotherm model (R2=0.897) suggesting the adsorption was monolayer, and its maximum adsorption capacity was about 6.6 mg/g. The adsorption kinetic models showed that the linear pseudo-second-order by R2=0.999 was well fitted. The results indicated the enormous potential of Sesbania sesban plant to produce biochar as a low-cost and rather high-effective adsorbent for dye removal from wastewater as well as water quality improvement.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1686-5456 , 2408-2384
    Language: Unknown
    Publisher: Faculty of Environment and Resource Studies - Mahidol University
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 8
    Online Resource
    Online Resource
    Canadian Center of Science and Education ; 2011
    In:  Journal of Agricultural Science Vol. 3, No. 1 ( 2011-03-01)
    In: Journal of Agricultural Science, Canadian Center of Science and Education, Vol. 3, No. 1 ( 2011-03-01)
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1916-9760 , 1916-9752
    Language: Unknown
    Publisher: Canadian Center of Science and Education
    Publication Date: 2011
    detail.hit.zdb_id: 2501913-2
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 9
    In: Stroke, Ovid Technologies (Wolters Kluwer Health), Vol. 52, No. 8 ( 2021-08), p. 2502-2509
    Abstract: The AFFINITY trial (Assessment of Fluoxetine in Stroke Recovery) reported that oral fluoxetine 20 mg daily for 6 months after acute stroke did not improve functional outcome and increased the risk of falls, bone fractures, and seizures. After trial medication was ceased at 6 months, survivors were followed to 12 months post-randomization. This preplanned secondary analysis aimed to determine any sustained or delayed effects of fluoxetine at 12 months post-randomization. Methods: AFFINITY was a randomized, parallel-group, double-blind, placebo-controlled trial in adults (n=1280) with a clinical diagnosis of stroke in the previous 2 to 15 days and persisting neurological deficit who were recruited at 43 hospital stroke units in Australia (n=29), New Zealand (4), and Vietnam (10) between 2013 and 2019. Participants were randomized to oral fluoxetine 20 mg once daily (n=642) or matching placebo (n=638) for 6 months and followed until 12 months after randomization. The primary outcome was function, measured by the modified Rankin Scale, at 6 months. Secondary outcomes for these analyses included measures of the modified Rankin Scale, mood, cognition, overall health status, fatigue, health-related quality of life, and safety at 12 months. Results: Adherence to trial medication was for a mean 167 (SD 48) days and similar between randomized groups. At 12 months, the distribution of modified Rankin Scale categories was similar in the fluoxetine and placebo groups (adjusted common odds ratio, 0.93 [95% CI, 0.76–1.14]; P =0.46). Compared with placebo, patients allocated fluoxetine had fewer recurrent ischemic strokes (14 [2.18%] versus 29 [4.55%] ; P =0.02), and no longer had significantly more falls (27 [4.21%] versus 15 [2.35%] ; P =0.08), bone fractures (23 [3.58%] versus 11 [1.72%] ; P =0.05), or seizures (11 [1.71%] versus 8 [1.25%] ; P =0.64) at 12 months. Conclusions: Fluoxetine 20 mg daily for 6 months after acute stroke had no delayed or sustained effect on functional outcome, falls, bone fractures, or seizures at 12 months poststroke. The lower rate of recurrent ischemic stroke in the fluoxetine group is most likely a chance finding. Registration: URL: http://www.anzctr.org.au/ ; Unique identifier: ACTRN12611000774921.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 0039-2499 , 1524-4628
    RVK:
    Language: English
    Publisher: Ovid Technologies (Wolters Kluwer Health)
    Publication Date: 2021
    detail.hit.zdb_id: 1467823-8
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 10
    In: The Lancet Neurology, Elsevier BV, Vol. 19, No. 8 ( 2020-08), p. 651-660
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1474-4422
    Language: English
    Publisher: Elsevier BV
    Publication Date: 2020
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. More information can be found here...