GLORIA

GEOMAR Library Ocean Research Information Access

Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
  • 1
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association ; 2021
    In:  Tạp chí Y học Việt Nam Vol. 500, No. 1 ( 2021-06-08)
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 500, No. 1 ( 2021-06-08)
    Abstract: Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả dự phòng nôn và buồn nôn bằng dexamethasone 8mg và ondansetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin sulphat để mổ lấy thai thực hiện tại bệnh viện phụ sản Hải phòng trong thời gian từ tháng 10/2018 đến tháng 2/2019. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tiến cứu có so sánh. Nhóm đối chứng (nhóm 1): sử dụng thuốc chống nôn bằng dexamethasone 8mg và nhóm nghiên cứu (nhóm 2): có sử dụng phối hợp thuốc chống nôn dexamethasone 8mg và ondansetron 4mg. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ nôn - buồn nôn ở nhóm sử dụng đơn thuần dexamethasone (với 15,6%) cao hơn so với nhóm sử dụng phối hợp phối hợp dexamethasone và ondansetron (với 6,9%) với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mức độ nôn - buồn nôn ở nhóm sử dụng đơn thuần dexamethason nặng hơn so với nhóm sử dụng phối hợp dexamethasone và ondansetron ở tất cả các các mức độ. Kết luận: Nên sử dụng phối hợp dexamethasone và ondansetron để dự phòng nôn, buồn nôn cho bệnh nhân gây tê tủy sống trong mổ lấy thai.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    In: Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy, 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences, ( 2021-12-12)
    Abstract: Mục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân hẹp khí quản có chỉ định phẫu thuật liên quan đến quá trình gây mê hồi sức. Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu, từ tháng 9/2015 đến tháng 1/2019 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, khảo sát trên 85 bệnh nhân hẹp khí quản có độ tuổi từ 15 đến 80 tuổi có chỉ định mổ tạo hình khí quản. Kết quả và kết luận: Nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ, 84,1% so với 15,9%. Tuổi trung bình là 40,06 ± 18,58 năm, từ 15 - 80 tuổi. Lý do vào viện chủ yếu là khó thở, 71/85 bệnh nhân chiếm 81,8%. Khó thở độ 4 chiếm 70,6% (60/85 bệnh nhân). Nguyên nhân hẹp chủ yếu là hẹp khí quản sau đặt ống nội khí quản (32/85 bệnh nhân) và mở khí quản (38/85 bệnh nhân), u khí quản 10/85 bệnh nhân. Vị trí hẹp khí quản đoạn cổ chiếm 79/85 bệnh nhân (93,2%). Tổn thương theo Cotton I (3,5%), Cotton II (30,6%), Cotton III (49,4%), Cotton IV (16,5%). Chiều dài đoạn hẹp thường gặp nhất là 〈 20mm và 20 - 40mm (35,3% và 50,6%).
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-2872
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 516, No. 2 ( 2022-07-31)
    Abstract: Mỗi năm, khoảng 3,7 triệu người có nguy cơ phải đối mặt với sự kiệt quệ kinh tế nếu họ phải phẫu thuật và 22% số người được tiếp cận điều trị bệnh tật gặp khó khăn tài chính trong việc chi trả các chi phí phẫu thuật. Do đó, nghiên cứu phân tích chi phí phẫu thuật tại Việt Nam là cần thiết, tạo cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu gánh nặng kinh tế trong điều trị phẫu thuật cho cả người bệnh và hệ thống y tế. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đa trung tâm khảo sát chi phí trực tiếp và gián tiếp trong điều trị phẫu thuật bụng tại 5 bệnh viện tại Việt Nam trong thời gian từ tháng 3 – tháng 9 năm 2020 dựa trên phiếu khảo sát thông tin ca phẫu thuật và hồ sơ bệnh án. Dữ liệu được thống kê và xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0 với độ tin cậy 95% và các phép kiểm thống kê phù hợp. Mẫu nghiên cứu bao gồm 361 người bệnh với độ tuổi trung bình 53,6 ± 17,7; tỉ lệ nam:nữ là 1,11:1 và thu nhập trung bình hàng tháng là 6.814.792 ± 362.608 VNĐ. Chi phí phẫu thuật toàn bộ có giá trị 13.627.112 ± 11.999.413 VNĐ chiếm 39,6% tổng chi phí điều trị. Trong đó, chi phí thuốc gây mê có giá trị 703.039 ± 340.901 VNĐ, chiếm 5,2% chi phí ca phẫu thuật và chiếm 2,0% chi phí toàn đợt điều trị. Chi phí thuốc gây mê sevoflurane theo phiếu thanh toán là 548.806 ± 312.921 VNĐ, chiếm 4,0% chi phí phẫu thuật và chiếm 1,6% chi phí toàn đợt điều trị. Chi phí thuốc sevoflurane thực tế sử dụng trong ca phẫu thuật có giá trị 371.383 ± 209.307 VNĐ.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 4
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 498, No. 2 ( 2021-05-05)
    Abstract: Mục tiêu: So sánh tác dụng vô cảm và giảm đau sau mổ của GTTS bằng 8mg bupivacain 0.5% kết hợp với 100mcg, 200mcg, 300mcg morphin trong phẫu thuật chấn thương chi dưới tại bệnh viện Quân Y 105 từ tháng 11/2018 đến tháng 04/2019. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, tiến cứu, có nhóm so sánh. Bệnh nhân được chia vào 03 nhóm ngẫu nhiên: Nhóm I gồm 40 bệnh nhân được GTTS bằng bupivacain liều 8mg kết hợp với morphin 0,10mg. Nhóm II gồm 40 bệnh nhân được GTTS bằng bupivacain liều 8mg kết hợp với morphin 0,20mg. Nhóm III gồm 40 bệnh nhân được GTTS bằng bupivacain liều 8mg kết hợp với morphin 0,3mg. Kết quả nghiên cứu: Thời gian vô cảm của 3 nhóm kéo dài và gần như nhau, với nhóm I, II và III là: ở mức T12 là 140 ¸ 235 phút; ở mức T10 là 90 ¸ 190 phút; ở mức T6 là 65 ¸ 135 phút, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p 〉 0,05. Nhóm III dùng liều 0,3mg morphin có thời gian giảm đau sau mổ dài nhất là: 29,87 ± 7,00 giờ, tiếp đó nhóm II dùng liều 0,2mg morphin là 22,33 ± 4,44 giờ và thấp nhất là nhóm I dùng liều 0,1mg morphin 18,28 ± 3,86 giờ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 〈 0,05. Kết luận: Liều dùng morphin giảm đau: nên dùng liều 0,3mg vì tác dụng thời gian giảm đau kéo dài so với liều 0,2mg hay 0,1mg.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 5
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association ; 2021
    In:  Tạp chí Y học Việt Nam Vol. 499, No. 1-2 ( 2021-06-02)
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 499, No. 1-2 ( 2021-06-02)
    Abstract: Mục tiêu: So sánh tác dụng không mong muốn của GTTS bằng 8mg bupivacain 0.5% kết hợp với 100mcg, 200mcg, 300mcg morphin trong phẫu thuật chấn thương chi dưới tại bệnh viện Quân Y 105 từ tháng 11/2018 đến tháng 04/2019. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, tiến cứu, có nhóm so sánh. Bệnh nhân được chia vào 03 nhóm ngẫu nhiên: Nhóm I gồm 40 bệnh nhân được GTTS bằng bupivacain liều 8mg kết hợp với morphin 0,10mg. Nhóm II gồm 40 bệnh nhân được GTTS bằng bupivacain liều 8mg kết hợp với morphin 0,20mg. Nhóm III gồm 40 bệnh nhân được GTTS bằng bupivacain liều 8mg kết hợp với morphin 0,3mg. Kết quả nghiên cứu: Sự thay đổi về mạch và huyết áp cũng như các thay đổi về hô hấp: SpO2, tần số thở tại các thời điểm nghiên cứu không nhiều, trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt giữa ba nhóm với p 〉 0,05. Các tác dụng khác như bí tiểu, nôn, rét run, đau đầu không có sự khác biệt giữa 3 nhóm. Kết luận: Liều dùng morphin giảm đau: nên dùng liều 0,3mg vì tác dụng không mong muốn không có sự khác biệt so với liều 0,2mg hay 0,1mg mà tác dụng vô cảm và giảm đau tốt hơn.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 6
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 498, No. 2 ( 2021-05-05)
    Abstract: Mục tiêu:. So sánh các biến chứng và một số tác dụng không mong muốn của nhóm can thiệp tiêm Nicardipin trước khi đặt nội khí quản và nhóm không can thiệp để kiểm soát huyết áp trong nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng có đối chứng trên bệnh nhân tiền sản giật có tăng huyết áp độ 2 có chỉ định gây mê nội khí quản để lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản trung ương từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2019. Kết quả nghiên cứu: Nhóm có can thiệp nicardipin mạch tăng từ 86.8 ± 7.6 lần/phút trước tiêm lên 102.7 ± 9.8/phút tại thời điểm 1 phút sau tiêm Nicardipin (khoảng 18%) và tăng cao nhất lên tới 106.5 ± 10.0 lần/phút (khoảng 19%) lúc đặt NKQ, sau đó lại giảm xuống mức an toàn (dưới 100 lần/phút). Các tác dụng không mong muốn khác như nôn và buôn nôn, đau đầu, thiểu niệu, chảy máu.. ở 2 nhóm là tương đương nhau. Kết luận: Sử dụng nicardipin có thể làm mạch nhanh hơn nhưng vẫn an toàn để dùng cho việc kiểm soát huyết áp ở những bệnh nhân tiền sản giật được gây mê nội khí quản để mổ lấy thai. Các tác dụng không mong muốn khác cũng như sự ảnh hưởng đến thai nhi khi dùng nicardipin ở 2 nhóm là như nhau
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 7
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 502, No. 1 ( 2021-07-24)
    Abstract: Mục tiêu: Đánh giá thay đổi thể tích khí lưu thông và complian khi huy động phế nang trong phẫu thuật ổ bụng trên người cao tuổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng. Chọn bệnh nhân có ASA 1-3, tuổi ≥ 60, được gây mê nội khí quản để phẫu thuật ổ bụng. Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm, nhóm chứng 37 bệnh nhân thở máy với PEEP+5CmH2O, nhóm can thiệp 45 bệnh nhân được huy động phế nang với áp lực +40CmH2O và duy trì PEEP+5CmH2O. Cả hai nhóm được đánh giá sự thay đổi về thể tích khí lưu thông và độ giãn nở phổi trong quá trình gây mê. Kết quả: Thể tích khí lưu thông và độ đàn hồi phổi sau khi huy động phế nang cao hơn so với trước khi huy động (p 〈 0,05). Nhóm huy động phế nang trước khi rút ống nội khí quản có Tv là 415,4 ± 57,9 (ml/lần) và compliance là 46,9 ± 5,1 (ml/cmH2O) cao hơn so với nhóm không huy động với Tv là 390,43 ± 73,26 (ml/lần) và Compliance là 43,8 ± 4,8 (ml/cmH2O). Kết luận: Huy động phế nang bằng áp lực +40cmH2O giúp cải thiện chỉ số thể tích khí lưu thông và độ đàn hồi phổi trên bệnh nhân cao tuổi được gây mê nội khí quản cho phẫu thuật ổ bụng.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 8
    Online Resource
    Online Resource
    108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences ; 2021
    In:  Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy Vol. 16, No. 8 ( 2021-12-12)
    In: Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy, 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 16, No. 8 ( 2021-12-12)
    Abstract: Ghép gan là phương pháp điều trị cuối cùng cho những bệnh nhân mắc bệnh lý gan giai đoạn cuối và suy gan cấp. Gây mê hồi sức cho ghép gan có nhiều thách thức như rối loạn đông máu, huyết động, toan kiềm nặng, chảy máu truyền máu khối lượng lớn, thời gian phẫu thuật dài, nhất là ở nhóm bệnh nhân suy gan cấp với điểm MELD cao. Rút ống nội khí quản ngay sau mổ cho bệnh nhân ghép gan đã được chứng minh giúp giảm biến chứng hô hấp, cải thiện tưới máu mảnh ghép, giảm ngày nằm hồi sức, giảm chi phi điều trị. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện gây mê hồi sức cho bệnh nhân suy gan cấp điểm MELD 40 trên nền xơ gan do viêm gan B, bệnh kèm theo tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, thông liên thất, trước mổ rối loạn đông máu nặng, lọc thay huyết tương 4 lần bilirubin toàn phần/trực tiếp 232,3/116µmol/l. Bệnh nhân được gây mê cân bằng theo đích, sử dụng thuốc mê desflurane theo đích chỉ số BIS 40 - 60, sử dụng thuốc giãn cơ rocuronium đích TOF 0, thông khí bảo vệ phổi ngay sau đặt ống nội khí quản, kiểm soát huyết động và truyền dịch theo hướng dẫn của hệ thống Volume View, điều chỉnh rối loạn đông máu theo xét nghiệm ROTEM, duy trì thân nhiệt 36 - 37oC. Sau thời gian gây mê 450 phút bệnh nhân hồi tỉnh hoàn toàn, đạt tiêu chí rút ống nội khí quản, và rút ống nội khí quản sau khi kết thúc phẫu thuật 15 phút. Bệnh nhân sau rút ống nội khí quản được theo dõi sát tại đơn vị hồi sức, không có tai biến biến chứng, ra viện sau phẫu thuật 21 ngày.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-2872
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 9
    Online Resource
    Online Resource
    Springer Science and Business Media LLC ; 2022
    In:  Journal of Anesthesia, Analgesia and Critical Care Vol. 2, No. 1 ( 2022-12-28)
    In: Journal of Anesthesia, Analgesia and Critical Care, Springer Science and Business Media LLC, Vol. 2, No. 1 ( 2022-12-28)
    Abstract: This consensus statement presents a comprehensive and evidence-based set of guidelines that modify the general European or US guidelines for hypotension management with vasopressors during cesarean delivery. It is tailored to the Southeast Asian context in terms of local human and medical resources, health system capacity, and local values and preferences. Methods and results These guidelines were prepared using a methodological approach. Two principal sources were used to obtain the evidence: scientific evidence and opinion-based evidence. A team of five anesthesia experts from Vietnam, the Philippines, and Thailand came together to define relevant clinical questions; search for literature-based evidence using the MEDLINE, Scopus, Google Scholar, and Cochrane libraries; evaluate existing guidelines; and contextualize recommendations for the Southeast Asian region. Furthermore, a survey was developed and distributed among 183 practitioners in the captioned countries to gather representative opinions of the medical community and identify best practices for the management of hypotension with vasopressors during cesarean section under spinal anesthesia. Conclusions This consensus statement advocates proactive management of maternal hypotension during cesarean section after spinal anesthesia, which can be detrimental for both the mother and fetus, supports the choice of phenylephrine as a first-line vasopressor and offers a perspective on the use of prefilled syringes in the Southeast Asian region, where factors such as healthcare features, availability, patient safety, and cost should be considered.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2731-3786
    Language: English
    Publisher: Springer Science and Business Media LLC
    Publication Date: 2022
    detail.hit.zdb_id: 3097628-5
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 10
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 499, No. 1-2 ( 2021-06-02)
    Abstract: Mục tiêu: Đánh giá tác dụng phụ khi điều trị dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethasone 8mg và ondansetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin sulphat để mổ lấy thai thực hiện tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng trong thời gian từ tháng 10/2018 đến tháng 2/2019. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tiến cứu có so sánh. Nhóm đối chứng (nhóm 1): sử dụng thuốc chống nôn bằng dexamethasone 8mg và nhóm nghiên cứu (nhóm 2): có sử dụng phối hợp thuốc chống nôn dexamethasone 8mg và ondansetron 4mg. Kết quả nghiên cứu: Các kỹ thuật trên không ảnh hưởng tới huyết động và hô hấp của sản phụ. Tỷ lệ tụt huyết áp HATB từ 20-30% trong nhóm 1 (nhóm đơn độc) là 3,1% thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm 2 (nhóm dùng phối hợp 2 thuốc) là 8,6% Nhưng tỉ lệ này thấp hơn so với một số nghiên cứu khác. Kết luận: Nên sử dụng dexamethasone và ondansetron để dự phòng nôn, buồn nôn cho bệnh nhân vì hiệu quả cao và tỉ lệ tác dụng phụ xảy ra thấp.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. More information can be found here...