GLORIA

GEOMAR Library Ocean Research Information Access

Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
Filter
Material
Language
Years
Subjects(RVK)
  • 1
    In: Tạp chí Nghiên cứu Y học, Hanoi Medical University, Vol. 147, No. 11 ( 2021-12-01), p. 146-153
    Abstract: Tỷ lệ phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp có xu hướng tăng dần, đi kèm với phẫu thuật này là những thay đổi về giọng sau phẫu thuật, đặc biệt là tổn thương dây thần kinh hồi quy sau phẫu thuật. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của bài tập tiếng Việt trên những bệnh nhân liệt thần kinh thanh quản quặt ngược sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp. Nghiên cứu được tiến hành trên 60 bệnh nhân bị tổn thương dây thần kinh hồi quy sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện K từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2020. Đối tượng nghiên cứu được chia làm 2 nhóm: 30 người được can thiệp bằng bài tập và đánh giá chất lượng giọng của bài tập sau 03 tháng, 06 tháng và 12 tháng (nhóm 1) và 30 người khác theo dõi chất lượng giọng mà không có can thiệp gì thêm sau 03 tháng, 06 tháng và 12 tháng (nhóm 2). Chất lượng giọng được đánh giá bằng phần mềm phân tích âm PRAAT. Kết quả cho thấy ở nhóm 1: vận động của sụn phễu và dây thanh bên liệt cải thiện, không thấy hiện tượng teo cơ dây thanh, hai dây thanh khép kín hơn, các chỉ số: jitter, shimmer, noise-to-harmonic ratio (HNR) các nguyên âm (trầm, trung tính, cao), phụ âm, thanh điệu và tần số âm cơ bản (F0, F1, F2) đều cải thiện so với nhóm 2 (p 〈 0,005), khả năng kéo dài phát âm. Kết luận: Nhóm đối tượng liệt hồi quy sau cắt tuyến giáp toàn bộ nên được thực hiện bài tập phát âm.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-080X , 2354-080X
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Hanoi Medical University
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association ; 2023
    In:  Tạp chí Y học Việt Nam Vol. 522, No. 1 ( 2023-02-19)
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 522, No. 1 ( 2023-02-19)
    Abstract: Bệnh viêm mũi xoang mạn tính (VMXMT) ở những người cao tuổi thường khó điều trị, mỗi đợt điều trị kéo dài và bệnh hay tái phát vì hay có các bệnh nền như đái tháo đường, suy thận, viêm phế quản mạn, COPD, suy giảm hệ thống miễn dịch… với nguy cơ biến chứng từ những đợt viêm cấp cao hơn. Điều trị VMXMT ở người cao tuổi có nhiều quan điểm nhất là về các quan điểm sử dụng thuốc có chứa corticoid và kháng sinh kéo dài. Để có một cách nhìn tổng quan hơn về các phương pháp điều trị VMXMT ở người cao tuổi, giúp bác sĩ tai mũi họng cân nhắc, đánh giá, đưa ra chỉ định điều trị phù hợp với nhóm người cao tuổi bị viêm mũi xoang mạn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tổng quan về bệnh lý VMXMT ở người cao tuổi. Kết quả: 36 bài báo đạt tiêu chuẩn nghiên cứu. Điều trị nội khoa kéo dài với kháng sinh liều thấp, an toàn cho thận được ưu tiên sử dụng. Tuổi đóng một vai trò quan trọng trong sinh lý bệnh, triệu chứng, mức độ nặng và kết quả điều trị VMXMT. Một số yếu tố liên quan: Hệ vi khuẩn mũi xoang ở bệnh nhân trên 65 tuổi đã được phẫu thuật nội soi xoang khác biệt. Nhóm người bệnh trên 65 tuổi thường do Proteus spp. và Pseudomonas aeruginosa. Bệnh kèm hen phế quản, hay do S. aureus, Escherichia coli và Citrobacter spp.Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng ở đối tượng người cao tuổi vẫn nên thực hiện khi có chỉ định. Không có sự khác biệt về tỷ lệ biến chứng khi kiểm soát được các yếu tố nguy cơ (p = 0,89), tuy nhiên tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ tăng hơn ở nhóm cao tuổi. Những yếu tố nguy cơ gây ra các biến chứng ở bệnh nhân cao tuổi khi phẫu thuật nội soi mũi xoang là các bệnh đi kèm chưa được kiểm soát, đặc biệt là đái tháo đường và bệnh thiếu máu cơ tim. SNOT-20 đã cải thiện 64% điểm số triệu chứng sau 3 tháng, cải thiện 73% sau 6 tháng và cải thiện 75% sau 12 tháng, rất ít biến chứng trong phẫu thuật. QoL cải thiện đáng kể sau khi điều trị phẫu thuật (p = 0,001), và có đáp ứng thành công với điều trị tương tự nhóm trẻ tuổi (p = 0,74). Về khả năng tái phát, trong phân tích đa biến không có sự khác biệt giữa nhóm cao tuổi và nhóm trẻ.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association ; 2023
    In:  Tạp chí Y học Việt Nam Vol. 523, No. 1 ( 2023-02-24)
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 523, No. 1 ( 2023-02-24)
    Abstract: Hạt xơ dây thanh (HXDT) là một trong các bệnh lý thường gặp trong chuyên ngành Tai – Mũi – Họng. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ mắc HXDT ở độ tuổi đi học là từ 17-30%.1 Mắc HXDT có thể dẫn tới rối loạn chất lượng giọng nói, ảnh hưởng và làm trở ngại trực tiếp cho trẻ trong quá trình học tập và sinh hoạt, gây tâm lý không tốt cũng như gây khó khăn trong hòa nhập xã hội2. Chính vì vậy việc hiểu rõ về bệnh học cũng như điều trị HXDT là hết sức quan trọng, làm giảm các tác động tiêu cực tới đời sống, tâm sinh lý cũng như khả năng học tập ở trẻ em. Có nhiều phương pháp điều trị HXDT ở trẻ: điều trị nội khoa, luyện giọng, phẫu thuật, thậm chí có những quan điểm cho rằng việc điều trị HXDT ở trẻ là không cần thiết, các HXDT này có thể tự biến mất sau tuổi dậy thì… Việc chọn phương pháp điều trị và thời gian trị liệu được quyết định tùy theo nhu cầu, độ tuổi, sự tuân thủ và phản ứng của bệnh nhi với phương pháp đó. Việc theo dõi và điều trị HXDT ở trẻ em là một thách thức vì phương pháp và thời gian điều trị phải được lựa chọn riêng cho từng trẻ. Qua nghiên cứu tổng quan về các phương pháp điều trị HXDT chúng tôi thu thập được 20 bài báo đủ tiêu chuẩn nghiên cứu đặt ra. Trong đó có 15 bài báo đề cập tới điều trị bằng trị liệu giọng nói trực tiếp hoặc gián tiếp, có 03 bài báo đề cập tới việc điều trị bằng phẫu thuật, 02 bài báo theo dõi tới sau tuổi dậy thì mà không can thiệp gì và không tìm thấy bài báo nào về điều trị bằng Corticoid
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 4
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 521, No. 1 ( 2023-02-13)
    Abstract: Mục tiêu: Tổng quan này nhằm để đánh giá hiệu quả của các phương pháp phẫu thuật cuốn mũi trong điều trị quá phát cuốn mũi dưới. Phương pháp: Sử dụng cơ sở dữ liệu PUBMED để tìm kiếm với các thuật ngữ MESH. Chỉ các nghiên cứu về phẫu thuật (PT) cuốn mũi dưới có đánh giá hiệu quả mà không kèm theo thủ thuật mũi khác được lựa chọn. Kết quả: Chúng tôi tìm được 43 nghiên cứu bao gồm: 3810 bệnh nhân. Độ tuổi dao động từ 1 đến 81 tuổi tại thời điểm PT và theo dõi trong thời gian từ 2 tháng đến 14 năm. Kết quả dựa trên khám nội soi mũi, bảng câu hỏi, thang điểm VAS, NOSE, đo khí áp mũi,  đo bằng sóng âm. Các PT cắt toàn bộ hoặc một phần cuốn dưới, cắt bằng laser cho thấy đóng vảy và chảy máu với tỉ lệ cao hơn. Các phẫu thuật dùng sóng cao tần và hummer cho hiệu quả điều trị tốt, gần như không có biến chứng. Kết luận: PT cuốn mũi dưới là một phương pháp hiệu quả đối với điều trị quá phát cuốn dưới. Hiện nay có xu hướng chọn kĩ thuật bảo tồn niêm mạc và hiệu quả lâu dài với chỉnh hình cuốn dưới niêm mạc. 
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 5
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 530, No. 2 ( 2023-10-06)
    Abstract: Mục tiêu: Mô tả sự thay đổi của các thành phần gây ô nhiễm không khí tại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2019 và Mô tả thực trạng một số bệnh đường hô hấp trên được ghi nhận tại bệnh viện tỉnh Thanh Hóa và mối tương quan với sự thay đổi các thành phần gây ô nhiễm không khí. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Các chỉ số quan trắc về không khí của tỉnh Thanh Hoá được thu thập tại Bộ Tài Nguyên và Môi trường giai đoạn 2017-2019. Số lượt khám bệnh ngoại trú và nội trú hàng ngày tại chuyên khoa Tai Mũi Họng bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá và một số bệnh viện, trạm y tế thôn của: Thành phố Thanh Hoá, thành phố Sầm Sơn, Bỉm Sơn được khảo sát, đánh giá thực tế hiện trường để thống kê, mô tả và so sánh tương quan các chỉ số về tình trạng không khí, bệnh Tai Mũi Họng 2017-2018-2019. Kết quả: Nồng độ SO2, NO2, bụi PM10, bụi lơ lửng trung bình vượt GHCP ở các khu dân cư cạnh bệnh viện tỉnh Thanh Hoá, bệnh viện Hợp Lực, thị xã Nghi Sơn, khu dân cư cạnh nhà máy xi măng Bỉm Sơn, làng nghề đá.. thường gấp 3 lần mức độ cho phép khu lọc hóa dầu Nghi Sơn (9584 µg/m3). Về tỉnh hình bệnh đường hô hấp trên: tuổi hay gặp nhất 15-59 chiếm 78,9%, tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi họng nhiều nhất là 51,7%, Có mối tương quan rất cao r = 0,977 (p=0,004)  giữa chất ô nhiễm NO2 với bệnh viêm xoang cấp, giữa bụi lơ lửng và viêm mũi dị ứng r = 1,002.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 6
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 516, No. 2 ( 2022-07-31)
    Abstract: Mục tiêu: Đánh giá thực trạng viêm mũi xoang ở cán bộ chiến sĩ đóng quân tại vùng biển đảo Quân khu 3. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang, mô tả về thực trạng bệnh viêm mũi xoang của cán bộ chiến sĩ đóng quân hai huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh trên 6 tháng. Kết quả: 551 quân nhân tham gia, 100% là nam, tuổi 23,6±7,5 (18-51), thời gian công tác trên đảo trên 1 năm chiếm 60,25%; 92,38% là người Kinh và 6,9% là người Mường. Tỷ lệ mắc viêm mũi xoang là 47,2% trong đó viêm mũi xoang mạn là 9,98%. Triệu chứng tắc ngạt mũi và chảy mũi xuất hiện với tỷ lệ là 49,62% và 39,62%. Có 10,77% bệnh nhân bị ngửi kém, ho (31,92%) và khản tiếng (19,23%). Các triệu chứng này kéo dài từ 12 tuần trở lên chiếm tỷ lệ từ 6,9%, 12% và 15,66%. Triệu chứng nội soi thấy niêm mạc nhợt, thoái hóa cuốn giữa, cuốn dưới (49,92%, 28,85% và 30%). Có 1,15% phát hiên polip khe giữa. Kết luận: Tỷ lệ viêm mũi xoang chung và viêm mũi xoang mạn tính ở quân nhân đóng quân tại vùng biển đảo cao. Cần giáo dục biện pháp dự phòng và tầm soát bệnh mũi xoang định kì và điều trị kịp thời các ca bệnh nhằm tránh tiến triển thành mạn tính, đảm bảo sức khỏe bộ đội và tính sẵn sàng chiến đấu của đơn vị.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 7
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association ; 2023
    In:  Tạp chí Y học Việt Nam Vol. 528, No. 1 ( 2023-07-18)
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 528, No. 1 ( 2023-07-18)
    Abstract: Mục tiêu: 1. Tổng quan đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm Amidan mạn tính qua các tài liêu được viết trong y văn từ năm 2000 đến 2022; 2. Tổng quan kết quả điều trị nội khoa viêm Amidan mạn tính và chỉ định cắt Amidan. Đối tượng và phương pháp: tổng quan hệ thống kết quả điều trị viêm Amidan mạn tính. Số lượng tìm được với 3 cơ sở dữ liệu Pubmed, Cochrane, Sciencedirect là 259. Sau khi loại trừ các trường hợp trùng lặp 115 tài liệu được rà xoát tiêu đề và tóm tắt. Ở bước này, loại bỏ 27 tài liệu không phù hợp còn lại 88 tài liệu được đưa vào phân tích toàn văn. Sau khi phân tích các bài toàn văn 13 tài liệu được đưa vào nghiên cứu. Kết quả: Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm Amidan mạn tính: đau họng, hôi miệng/hơi thở có mùi,nốt sần amidan, hạch dưới hàm sưng, ESR trung bình 70,3+-13,11. Kết quả điều trị: Trong số 13 nghiên cứu được đưa vào phân tích có 53,8%(7) bài điều trị viêm Amidan mạn tính bằng phẫu thuật, 46,2% (6) điều trị nội khoa.Các biện pháp điều trị nội giảm/làm mất chứng đau họng ngay lần đầu sử dụng, hiệu giảm số đợt cấp Amidan mạn tính. Một số biến chứng sau phẫu thuật được nhắc tới bao gồm: xuất huyết, cơn đau sau phẫu thuật, xuất hiện vảy.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 8
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association ; 2021
    In:  Tạp chí Y học Việt Nam Vol. 504, No. 2 ( 2021-08-10)
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 504, No. 2 ( 2021-08-10)
    Abstract: VA quá phát làm giảm luồng hơi đi lên mũi trong quá trình phát âm làm rối loạn cộng hưởng âm, trẻ sẽ gặp khó khăn khi phát âm mũi /m/, /n/, /ŋ/, trong tiếng Việt là /m/,/n/,/ng,/nh/;trẻ nói giọng mũi kín do luồng hơi khi lên đến vòm chỉ thoát được một phần hốc mũi, hoặc đẩy hơi vào hốc mũi cũng như qua các lỗ thông xoang rất chậm do có sự cản trở từ họng mũi của VA. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá sự thay đổi phát âm ở trẻ VA quá phát độ III, IV ở trẻ 4-6 tuổi. Nghiên cứu thực hiện trên 36 trẻ được phẫu thuật nạo VA quá phát độ III, IV tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021. Kết quả cho thấy, trẻ em nam chiếm 61,1%, nữ chiếm 38,9%, tuổi 4 tuổi chiếm11,1%, 5 tuổi chiếm 47,6%, 6 tuổi chiếm 41,3%. Lý do nhập viện gồmngủ ngáy chiếm 38,9%, viêm tai giữa tái phát 27,8%, nói giọng mũi kín 19,3%, ngừng thở khi ngủ 13.9%.VA độ III chiếm 80,6%, độ IV chiếm 19,4%. Đánh giá phát âm trước nạo VA: không phát âm được âm /m/ 21,3%,/n/ 34,6%, /ng/ 59,6%, /nh/ 61,2%;sau khi nạo VA 2 tuần: không phát âm được âm /m/5,6%,/n/ 8,3%, /ng/ 11,1%, /nh/ 8,3%. Đánh giá chất lượng âm qua phân tích âm trung tính là nguyên âm /a/ trước khi tiến hành phẫu thuật VA lần lượt là Shimmer 3,6%, Jitter 1,6%, HNR 21,005 dB; F0 135 ± 1,7Hz và sau khi nạo VA Shimmer 3,0%, Jitter 0,9%, HNR 17,943 dB; F0 119 ± 1,2 Hz.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 9
    Online Resource
    Online Resource
    Journal of Science, Hanoi National University of Education ; 2020
    In:  Journal of Science Natural Science Vol. 65, No. 3 ( 2020-3), p. 123-129
    In: Journal of Science Natural Science, Journal of Science, Hanoi National University of Education, Vol. 65, No. 3 ( 2020-3), p. 123-129
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-1059
    Uniform Title: TỐI ƯU QUY TRÌNH PHÂN TÍCH ĐA HÌNH ĐƠN NUCLEOTID RS320 THUỘC GEN LIPOPROTEIN LIPASE Ở NGƯỜI VIỆT NAM
    Language: Unknown
    Publisher: Journal of Science, Hanoi National University of Education
    Publication Date: 2020
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 10
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 505, No. 2 ( 2021-09-13)
    Abstract: Viêm mũi xoang mạn tính có polyp độ III – IV là một trong số những nguyên nhân ảnh hưởng tới kích thước hốc mũi, khe, hệ thống xoang, ảnh hưởng tới thông khí mũi, các cấu âm mũi và cộng hưởng . Để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh và cấu âm ở những đổi tượng này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 30 bệnh nhân chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính, polip mũi độ III và IV, được phẫu thuật nội soi mũi xoang, mở các xoang và cắt polip mũi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, được phân tích giọng trước và sau phẫu thuật bằng chương trình phân tích âm PRAAT. Kết quả: Tuổi: 45-65 chiếm tỷ lệ 56,7%, Nam 70,0%, nữ: 30,0%. Lý do khám: ngạt tắc mũi: 73,3%, ngủ ngáy 20,0%,giảm hoặc mất ngửi 6,7 %. Triệu chứng cơ năng: ngạt tắc mũi 93,8%, chảy mũi 63,3%, ngủ ngáy 40,0%,giảm hoặc mất ngửi 43,3%, đau đầu 53,3%, ho kéo dài 26,7%, giảm thị lực 3,3%. Triệu chứng thực thể: màu sắc cuốn mũi nhạt màu 100%, quá phát cuốn dưới 40,0%, thoái hoá cuốn giữa 66,7%. Phân độ polip mũi: III (53,3%), IV (46,7%). Phim CT scan mũi xoang tư thế coronal, axial và sargital: Bít tắc phức hợp lỗ ngách 100%, thoái hoá cuốn 73,3%, xoang hơi cuốn giữa 6,7%,bít tắc khe khứu 60%. Chất giọng: phụ âm mũi (m. n, ng, nh) trước phẫu thuật: Shimmer 9,671%, Jitter 3,984%, HNR 28,123 dB, F0 237Hz, F1 1231Hz, F2 1007Hz. Sau phẫu thuật: Shimmer 5,251%, Jitter 1,984%, HNR 22,003 dB, F0  124Hz,  F1  892Hz, F2  126Hz.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. More information can be found here...