GLORIA

GEOMAR Library Ocean Research Information Access

Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
Filter
Material
Language
Years
  • 1
    In: Tạp chí Nghiên cứu Y học, Hanoi Medical University, Vol. 145, No. 9 ( 2021-10-30), p. 260-268
    Abstract: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Hà Nội nhằm mô tả thói quen tìm kiếm thông tin COVID - 19 qua Internet và phân tích sự khác biệt về điểm eHEALS (thang đo khả năng đọc viết eHealth (eHealth Literacy Scale)) giữa các nhóm đối tượng. Trong 346 người tham gia, có tới 94,8% sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin sức khỏe về COVID - 19. Trong đó, tổng điểm eHEALS đạt mức cao (31,19 ± 8,34); điện thoại thông minh được đa số người sử dụng (96,65%); đối tượng chủ yếu tìm kiếm cho bản thân (77,46%); phổ biến nhất với tần suất 3 lần/tháng hoặc ít hơn (54,27%). Nội dung sức khỏe được tìm kiếm phổ biến nhất là tình hình dịch bệnh ở Việt Nam và trên thế giới (88,72%) với lý do chủ yếu là mong muốn nâng cao kiến thức hoặc tò mò (75,61%). Mạng xã hội là nguồn thông tin phổ biến nhất đối với những người tham gia nghiên cứu (69,21%) với lý do được đưa ra chủ yếu là đặc tính dễ theo dõi/sử dụng (53,66%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm eHEALS giữa 2 nhóm tần suất tìm kiếm trực tuyến thông tin COVID - 19 (p 〈 0,05).
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-080X , 2354-080X
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Hanoi Medical University
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    In: Tạp chí Y tế Công cộng, Vietnam Public Health Association, Vol. 7 ( 2021-06-30)
    Abstract: Objective: To describe the online COVID-19 information seeking of Hanoi Medical University students and associated factors. Methods: We conducted a cross-sectional study with 308 participants. Chi-square test and Poisson regression were applied. Results: The majority (94.16%) of participants utilized the internet to seek COVID-19 information. Descriptions of this disease (91.72%) were the most desired information for knowledge or curiosity (75.52%). Government sources were most commonly used (75.17%) because of trustworthiness (53.45%). Few of the subjects (16.9%) discussed COVID-19 information with doctors, but doctors were principally interested in that information (79.59%). The total eHEALS score of participants is relatively high (30.29 ± 4.52). There were significant differences between genders in asking doctors about online COVID-19 information (face-to-face communication). Poisson regression analysis shows that a higher eHEALS score was associated with the level of interest of doctors. Conclusion: These findings contribute to our understanding of seeking online information on COVID-19 of Hanoi Medical University students.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1132
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Public Health Association
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    In: Tạp chí Y học Cộng đồng, Institute of Community Health, Vol. 62, No. 7 ( 2021-12-09)
    Abstract: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 322 sinh viên đang học tập tại trường Đại học Y Hà Nội về ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến kết quả học tập của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên đều chuyển sang hình thức học tập qua các ứng dụng trực tuyến như: Zoom, Microsoft Team, Skype, GoogleMeeting (chiếm 98,5%). Hầu hết sinh viên tham gia nghiên cứu đều có những trang thiết bị, điều kiện tốt nhất phục vụ cho việc học tập trực tuyến: bàn học (96,58%); máy tính (88,51%); phần mềm và chương trình học (95,65%); đồ dùng văn phòng (97,20%); kết nối internet tốt (80,12%). Trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nhà trường cần xây dựng phương pháp và hình thức học tập phù hợp cho sinh viên Y Hà Nội đặc biệt là các nội dung thực hành lâm sàng.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-0613
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Institute of Community Health
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 4
    In: Tạp chí Y học Cộng đồng, Institute of Community Health, Vol. 63, No. 2 ( 2022-04-06)
    Abstract: Mục tiêu: Để tìm hiểu thực trạng sử dụng thiết bị giải trí điện tử khi ăn trẻ dưới 6 tuổi tại Việt Nam năm 2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Thực trạng sử dụng thiết bị giải trí điện tử khi ăn của trẻ dưới 6 tuổi tại Việt Nam năm 2021 và một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 306 người chăm sóc chính cho trẻ trong từ tháng 01/06/2021 đến tháng 31/08/2021. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, thu thập bằng bộ câu hỏi trực tuyến qua phần mềm KoboToolbox được chia sẻ trên 1 số hội nhóm Facebook. Kết quả: Có 69,61% trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng thiết bị giải trí điện tử trong bữa ăn, hầu hết trẻ sử dụng thiết bị điện tử trong suốt quá trình ăn trong đó trẻ nam chiếm 73,30%, trẻ nữ chiếm 59,30%. Về tần suất sử dụng thiết bị điện tử khi ăn của trẻ, có 49,77% trẻ thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử khi ăn; 37,56% trẻ thỉnh thoảng sử dụng; 9,39% trẻ em luôn luôn sử dụng trong các bữa ăn và chỉ có 3,29% trẻ hiếm khi sử dụng thiết bị điện tử khi ăn.Trẻ nam có nguy cơ sử dụng cao gấp 2,36 lần trẻ nữ, kết quả này có ý nghĩa thống kê với OR=2,36 và 95%CI=1,38-4,05. Kết luận: Trong thời gian giãn cách xã hội do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tỷ lệ trẻ sử dụng thiết bị giải trí điện tử khi ăn ở mức cao. Do vậy cha mẹ hoặc người chăm sóc chính cho trẻ cần hạn chế sử dụng màn hình cho con mình trong bữa ăn để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe cho trẻ.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-0613
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Institute of Community Health
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 5
    In: Tạp chí Y học Cộng đồng, Institute of Community Health, Vol. 63, No. 3 ( 2022-05-22)
    Abstract: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 151 người nội trợ chính có độ tuổi từ 18 - 60 đại diện cho 151 hộ gia đình tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Trong đó, 75 hộ gia đình có người mắc ung thư và 76 hộ gia đình không có người mắc ung thư. Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, từ đó phân tích một số yếu tố liên quan về kiến thức bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh giữa 2 nhóm hộ gia đình trên. Tại hai nhóm nghiên cứu trên đối tượng có ung thư và không mắc ung thư, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt về kiến thức giữa hai nhóm khá rõ rệt và có ý nghĩa thống kê (p 〈 0,05). Nhóm không mắc ung thư (12,41 điểm) có điểm trung bình kiến thức cao hơn nhóm có người mắc ung thư (9,8 điểm) với p 〈 0,05. Tổng điểm kiến thức của đối tượng có sự khác biệt theo: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, điều kiện kinh tế và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 〈 0,05).
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-0613
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Institute of Community Health
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 6
    In: Tạp chí Nghiên cứu Y học, Hanoi Medical University, Vol. 145, No. 9 ( 2021-10-30), p. 269-277
    Abstract: Tình trạng tai nạn do sử dụng điện thoại di động ở người đi bộ ngày càng gia tăng. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng tai nạn do sử dụng điện thoại và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội. Chúng tôi đã điều tra mối liên quan giữa các yếu tố với tỷ lệ tai nạn khi sử dụng điện thoại của 380 sinh viên thông qua bộ câu hỏi được phát triển theo nghiên cứu của Piazza. Kết quả cho thấy tỷ lệ sinh viên sử dụng điện thoại và gặp tai nạn trong một tháng qua lần lượt là 49,47% và 48,62%. Một số yếu tố liên quan bao gồm: nhận thức về hành vi sử dụng điện thoại khi băng qua đường, hành vi thực hiện hoặc nhận cuộc gọi thoại hoặc video (aOR = 2,03; 95%CI: 1,03 - 3,97), hành vi truy cập Internet (aOR = 2,84; 95% CI :1,35 - 5,97). Sự hiểu biết của sinh viên về thực trạng tai nạn và các yếu tố liên là cần thiết để phát triển can thiệp hiệu quả.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-080X , 2354-080X
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Hanoi Medical University
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 7
    In: Tạp chí Y tế Công cộng, Vietnam Public Health Association, Vol. 8 ( 2022-12-30)
    Abstract: Background: Understanding level of vaccine confidence and its influencing factors plays an important role in winning the acceptance of COVID-19 vaccines and in designing viable strategies for effective implementation of mass vaccination. Objective: This study aimed to describe the vaccine confidence and attitudes towards COVID-19 vaccination in Vietnam, and explore factors associated with vaccine confidence among Vietnamese adults. Methods: A cross-sectional study was conducted on 725 adults in Hanoi, Vietnam. Data was collected online by KoboToolbox and Google Forms and then analyzed by Stata 14 software. ANOVA test, t-test and Poisson regression were applied to examine the difference between participants with different characteristics and identify factors associated with level of vaccine confidence. Results: Among 725 respondents, the majority were from the Kinh ethnic group, stated no religion, were child-free and had a university education . Nearly 50% of participants were unsure about having COVID-19 vaccination and worried about vaccine complications that might happen to them and their families. Vaccine confidence score was significantly higher in single, child-free, lower-monthly-income respondents and people who sought information about COVID-19 vaccination (p-value 〈 0.05). Among people seeking information about the vaccine, the Internet and social media were the most frequently used sources of information. Factors associated with the vaccine confidence score include gender, ethnic group, religion, number of children, monthly income and information-seeking behavior towards vaccination. Conclusion: This study contributes insight in the early stages of similar situations occurring in the future when responding to epidemics without a vaccine. In order to improve vaccine confidence of the public, it is important to affirm the efficacy and safety, and control the spread of fake news and disinformation about the vaccine.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1132
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Public Health Association
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 8
    In: Journal of Medicine and Pharmacy, Hue University of Medicine and Pharmacy, Vol. 8, No. 5 ( 2018-10), p. 72-77
    Abstract: Background: Cognitive impairment is one of the major causes of disability and dependency among the elderly. Cognitive impairment not only seriously affects the quality of the patient’s life but also has a great impact on physical, psychological and economic situation of family caregivers and society. There is little research on the prevalence of cognitive impairment and its related factors in Vietnam. Aims: The aims of this study were: (i) To examine the prevalence of cognitive impairment among the elderly in Phu An commune, Phu Vang district, Thua Thien Hue province (ii) To examine some associated factors of cognitive impairment among participants. Methods: A randomly selected sample of 343 people aged 60 years and over living in Phu An commune were interviewed and examined. MMSE test (Mini Mental State Examination) was used as a screening instrument for cognitive impairment. Multilogistic regression was undertaken for exploring associated factors of cognitive impairment. Results: The overall prevalence of cognitive impairment was 19.5%. Increasing age, inconvenient marital status (single, widowed, separate), living alone were associated with increasing risk of acquiring cognitive impairment. Conclusion: In this population, probable cognitive impairment is common. Health education program and routine health checkup for early detection and intervention of cognitive impairment are urgently needed among the elderly in Vietnam. Key words: Cognitive impairment, prevalence, associated factors, elderly people
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-3836
    URL: Issue
    URL: Issue
    Language: Vietnamese
    Publisher: Hue University of Medicine and Pharmacy
    Publication Date: 2018
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 9
    In: Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, Can Tho University of Medicine and Pharmacy, , No. 51 ( 2022-09-20), p. 163-168
    Abstract: Đặt vấn đề: Lún đốt sống do loãng xương là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên đau lưng ở người lớn tuổi. Điều trị bơm xi măng sinh học vào đốt sống được xem là cách điều trị ít xâm lấn và mang lại hiệu quả cao cho bệnh lý này. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh lún đốt sống do loãng xương bằng phương pháp phẫu thuật bơm xi măng sinh học tại Cần Thơ từ 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 35 bệnh nhân được chẩn đoán và phẫu thuật tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đánh giá kết quả hồi phục sau 24 giờ và sau theo dõi 3 tháng theo thang điểm đau hiển thị VAS và thang điểm Macnab. Kết quả: Tuổi trung bình là 69,91±10,70 tuổi. Tỉ lệ nữ/nam là 6/1. Mức độ lún đốt sống theo Genant (lún độ 1 là 65,26%, lún độ 2 là 28,06%, lún độ 3 là 6,68%. Kết quả sau mổ 24 giờ (thang điểm VAS) 3,97±0,71 điểm. Kết quả phẫu thuật sau 3 tháng: 71% rất tốt, 26% tốt, 3% trung bình, không có trường hợp nào xấu. Kết luận: Gãy lún thân đốt sống ở bệnh nhân loãng xương thường xảy ra ở người lớn tuổi. Kết quả phẫu thuật sau theo dõi 3 tháng hồi phục tốt hơn sau mổ 24 giờ.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-1210
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Can Tho University of Medicine and Pharmacy
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 10
    In: Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, Can Tho University of Medicine and Pharmacy, , No. 56 ( 2023-01-30), p. 145-150
    Abstract: Đặt vấn đề: Lún thân đốt sống thường dẫn đến đau lưng nghiêm trọng và tàn phế. Nhiều bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng đáng kể và giảm chất lượng sống. Phương pháp bơm xi măng sinh học vào đốt sống đang được xem là cách điều trị có hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá bước đầu kết quả phẫu thuật điều trị lún đốt sống do loãng xương bằng phẫu thuật bơm xi măng sinh học tại thành phố Cần Thơ từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 50 bệnh nhân được chẩn đoán và phẫu thuật tại thành phố Cần Thơ. Đánh giá kết quả hồi phục sau 24 giờ và sau theo dõi 3 tháng theo thang điểm VAS, Macnab, theo dõi một số biến chứng sau bơm xi măng. Kết quả: Có 50 bệnh nhân với 74 đốt sống được bơm xi măng với lượng xi măng trung bình mỗi đốt là 4,7 ± 1,33 ml. Tỉ lệ ngấm xi măng trong thân đốt sống từ 1/3 trở lên chiếm 90,6%. Kết quả sau mổ 24 giờ (thang điểm VAS) 4,14 ± 1,11 điểm. Tỉ lệ biến chứng bơm xi măng ra ngoài chiếm tỉ lệ 9,5%, không có trường hợp nào có triệu chứng trên lâm sàng. Kết quả thang điểm Macnab sau mổ 3 tháng với tỉ lệ rất tốt và tốt chiếm 88%. Kết luận: Phương pháp bơm xi măng sinh học vào đốt sống được xem là cách điều trị đạt được hiệu quả và an toàn trong điều trị lún đốt sống do loãng xương.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-1210
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Can Tho University of Medicine and Pharmacy
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. More information can be found here...