GLORIA

GEOMAR Library Ocean Research Information Access

Language
Preferred search index
Number of Hits per Page
Default Sort Criterion
Default Sort Ordering
Size of Search History
Default Email Address
Default Export Format
Default Export Encoding
Facet list arrangement
Maximum number of values per filter
Auto Completion
Topics (search only within journals and journal articles that belong to one or more of the selected topics)
Feed Format
Maximum Number of Items per Feed

Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
  • 1
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 527, No. 2 ( 2023-07-05)
    Abstract: Đặt vấn đề: Teo mật bẩm sinh (TMBS) và các bệnh xơ gan ứ mật là những chỉ định thường gặp nhất cho phẫu thuật ghép gan ở trẻ em. Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm và trung hạn phẫu thuật ghép gan từ người hiến sống điều trị TMBS ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 22 bệnh nhân (BN) được ghép gan từ người hiến sống tại bệnh viện Nhi trung ương từ tháng 7/2018 đến 11/2022. Kết quả: 22 BN trong đó có 10 BN nam (45,5%) và 12 BN nữ (54,5%). Tuổi trung vị 29,5 tháng (8 tháng – 14 tuổi). Cân nặng trung vị tại thời điểm phẫu thuật là 10,0 kg (7,5 – 26 kg). Mảnh ghép thùy gan trái được sử dụng ở 20 BN (91%), mảnh ghép gan phải được sử dụng ở 2 BN (9%), trong đó 9 BN (40,9%) bất đồng nhóm máu ABO. Không có biến chứng nào gặp phải ở người cho gan. 54,6% BN sau mổ có kết quả tốt. Chảy máu sau mổ (4 BN, 18,2%), hẹp tĩnh mạch gan (4 BN, 18,2%), rò dưỡng chấp kéo dài sau mổ (5 BN, 22,7%), 1 BN hẹp động mạch gan (4,5%), 1 BN thủng ruột sau mổ (4,5%) được mổ lại làm hậu môn nhân tạo, 1 BN tử vong sớm sau mổ (4,5%) do rối loạn đông máu, 1 BN (4,5%) tử vong sau 3 tháng do tình trạng nhiễm trùng tiến triển. Tỷ lệ sống sau 3 năm là 88,1%. Kết luận: Ghép gan là phương pháp điều trị có hiệu quả cho những trẻ bị TMBS với kết quả tốt sau 3 năm đạt 88,1%.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 534, No. 1 ( 2024-01-15)
    Abstract: Mục tiêu: trình bày đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tủy thượng thận hai bên ở trẻ em. Phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng, mô tả một ca bệnh. Kết quả: Trẻ nam 14 tuổi, phát hiện tình cờ cao huyết áp sau khi khám sức khỏe do tai nạn giao thông ngã xe đạp. Khám lâm sàng: bệnh nhân không sờ thấy khối ở thành bụng, không có phản ứng thành bụng, mạch nhanh và huyết áp duy trì cao liên tục. Siêu âm bụng và chụp cắt lớp ghi nhận có khối u thượng thận 2 bên kích thước bên trái 8cm, bên phải 7cm. Xét nghiệm máu: giá trị các chỉ số trong công thức máu và đông máu cơ bản trong ngưỡng giới hạn bình thường. Chỉ số HVA niệu bình thường (2,34 micromol/l) và VMA niệu tăng (18,58 micromol/l). Bệnh nhân được chẩn đoán trước mổ là u tủy thượng thận 2 bên. Bệnh nhân được điều trị nội khoa ổn định huyết áp trước mổ. Bệnh nhân đã được nút động mạch thượng thận trái kết hợp phẫu thuật nội soi cắt u tuyến thượng thận 2 bên. Tình trạng ổn định sau phẫu thuật, bệnh nhân được ra viện sau 10 ngày. Kết quả giải phẫu bệnh là u sắc tố bào (pheochromocytoma) 2 bên, diện phẫu thuật không có u. Bệnh nhân được theo dõi và điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế sau mổ. Theo dõi tới thời điểm hiện tại sau 3 tháng phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân ổn định. Kết luận: U tủy thượng thận 2 bên rất hiếm gặp ở trẻ em. Phối hợp điều trị giữa các bác sỹ nội tiết, gây mê, ngoại khoa và phẫu thuật cắt u triệt để đem lại kết quả khả quan.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2024
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 529, No. 1 ( 2023-08-25)
    Abstract: Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị u đặc giả nhú của tuỵ ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh, hồi cứu 15 bệnh nhân được chẩn đoán u đặc giá nhú tuỵ, được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ 01/2021 đến 12/2022. Kết quả: Tuổi trung bình mắc bệnh ở trẻ em là 10,8 ± 2 (8-15 tuổi), chủ yếu gặp ở trẻ nữ (93,4%). Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau bụng thượng vị và hạ sườn trái (86,6%), sờ thấy khối vùng bụng (6,6%), không có triệu chứng (6,6%). Đặc điểm cắt lớp vi tính thấy u phân bố ở đầu tuỵ 7/15 bệnh nhân (46,7%), ở thân đuôi tuỵ 8/15 bệnh nhân (53,3%); kích thước trung bình của u 4,7 ± 0,5 cm (2,3-9,7 cm); cấu trúc u dạng hỗn hợp chiếm chủ yếu 13/15 bệnh nhân (86,7%). Tất cả bệnh nhân của chúng tôi đều dược phẫu thuật mổ mở, trong đó: cắt khối tá tuỵ 1/15 (6,6%), cắt u đầu tuỵ bảo tồn tá tràng 6/15 (40%), cắt tuỵ trung tâm 3/15 (20%), cắt thân đuôi tuỵ bảo tồn lách 4/15 (26,6%) và cắt thân đuôi tuỵ kèm cắt lách 1/15 (6,6%). 7/15 bệnh nhân (46,7%) được làm HMMD khẳng định u đặc giá nhú. Tất cả 15 bệnh nhân được khám lại định kỳ, không có trường hợp nào tái phát sớm, tử vong sau mổ. Kết luận: U đặc giá nhú là một khối u hiếm gặp của tuỵ, mức độ ác tính thấp, khả năng xâm lấn ít, tỷ lệ di căn và tái phát thấp vì vậy đối với trẻ em phẫu thuật là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả với tỷ lệ biến chứng thấp.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 4
    In: Tạp chí Nghiên cứu Y học, Hanoi Medical University, Vol. 152, No. 4 ( 2022-04-30), p. 205-211
    Abstract: Rò dưỡng chấp tuy hiếm gặp, nhưng có thể tồn tại dai dẳng, gây suy dinh dưỡng và suy giảm miễn dịch. Người bệnh rò dưỡng chấp thường phải nhịn ăn và nuôi dưỡng tĩnh mạch kéo dài, dẫn đến suy dinh dưỡng và các biến chứng nhiễm trùng, chuyển hóa. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhi nam, 4 tuổi, xuất hiện rò dưỡng chấp ổ bụng sau phẫu thuật thay đoạn phình động mạch chủ bụng. Mặc dù lưu lượng rò cao, trẻ vẫn được cho ăn sớm bằng chế độ giảm chất béo - bổ sung triglycerid chuỗi trung bình. Khi thể trạng cải thiện, trẻ được phẫu thuật bít bạch mạch thành công. Đối với ca bệnh này, can thiệp dinh dưỡng đơn thuần không điều trị triệt để rò dưỡng chấp. Tuy nhiên dinh dưỡng tiêu hóa sớm bằng chế độ giảm chất béo - bổ sung triglycerid chuỗi trung bình đã giúp nâng cao thể trạng để chuẩn bị cho phẫu thuật, trong khi không làm nặng thêm tình trạng rò dưỡng chấp.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-080X , 2354-080X
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Hanoi Medical University
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 5
    Online Resource
    Online Resource
    Hanoi Medical University ; 2022
    In:  Tạp chí Nghiên cứu Y học Vol. 149, No. 1 ( 2022-01-28), p. 246-251
    In: Tạp chí Nghiên cứu Y học, Hanoi Medical University, Vol. 149, No. 1 ( 2022-01-28), p. 246-251
    Abstract: Nuôi ăn hoàn hồi dịch tiêu hóa là đưa dịch tiêu hóa mất ra khỏi cơ thể trở lại đường tiêu hóa nhằm mục đích nuôi dưỡng. Phương pháp này sử dụng một đoạn nối nhân tạo ngoài cơ thể giữa hai đầu ruột dẫn lưu để thay thế cho đoạn ruột bị cắt, giúp tái thiết lập tạm thời sự liên tục của đường tiêu hóa và tái tưới máu cho đầu ruột dưới. Nuôi ăn hoàn hồi không những hạn chế biến chứng của nuôi dưỡng tĩnh mạch mà còn hạn chế mất nước, rối loạn điện giải và cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhi nam, 3 tháng tuổi, tiền sử xoắn ruột sơ sinh, đã được phẫu thuật cắt đoạn ruột và làm dẫn lưu hai đầu ruột tạm thời. Trong thời gian chờ phẫu thuật nối đoạn ruột, bệnh nhi đã được nuôi ăn hoàn hồi dịch tiêu hóa thay vì nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn phần. Sau 5 tuần, bệnh nhi đã cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thể trạng để có thể bước vào cuộc phẫu thuật nối đoạn ruột. Kết luận: Cần áp dụng nuôi ăn hoàn hồi để thiết lập nuôi dưỡng đường tiêu hóa sớm và hạn chế biến chứng của nuôi dưỡng tĩnh mạch kéo dài trên những bệnh nhi phẫu thuật cắt đoạn ruột.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-080X , 2354-080X
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Hanoi Medical University
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 6
    Online Resource
    Online Resource
    Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital ; 2022
    In:  Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa Vol. 6, No. 3 ( 2022-05-25)
    In: Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital, Vol. 6, No. 3 ( 2022-05-25)
    Abstract: Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lồng ruột do polyp Peutz Jeghers (PJS) ở trẻ em Phương pháp: Hồi cứu mô tả toàn bộ bệnh nhân được chẩn đoán lồng ruột nghi ngờ bị hội chứng Peutz Jeghers được  phẫu thuật tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2019 tới tháng 12/2020 và kết quả giải phẫu bệnh sau mổ là polyp PJS. Thu thập thông tin trước, trong và sau mổ. Kết quả: Có 10 bệnh nhân được thu thập vào nghiên cứu từ tháng 1/2019 tới 12/2020. Trong đó có 5 nam và 5 nữ (tỉ lệ tương đương nhau giữa nam và nữ ). Tuổi trung vị khi phẫu thuật là 5 tuổi (từ 2 tháng - 15 tuổi). Toàn bộ bệnh nhân đến khám vì dấu hiệu lồng ruột (đau bụng cơn, nôn và buồn nôn), siêu âm đều ghi nhận được hình ảnh lồng ruột với 5/10 bệnh nhân ghi nhận nghi ngờ trong khối lồng có polyp. Tiền sử gia đình ghi nhận 6/10 bệnh nhân có người trong gia đình hoặc họ hàng gần mắc hội chứng PJS hoặc ghi nhận có đa polyp đường tiêu hóa. Hướng đến chẩn đoán trước mổ là trẻ bị hội chứng PJS trong 8/10 bệnh nhân. Chỉ định mổ vì lồng ruột tháo lồng thất bại trong 3 trường hợp, 7 trường hợp lồng ruột nghi ngờ do polyp PJS kèm theo. Thời gian trung vị nằm viện sau mổ là 8 ngày (từ 5 - 20 ngày) (một bệnh nhân nằm viện kéo dài 20 ngày vì sau mổ có tình trạng bán tắc ruột, được điều trị bảo tồn thành công). Không ghi nhận tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ (tắc ruột, rò miệng nối tiêu hóa...). Thời gian theo dõi toàn bộ bệnh nhân tính tới thời điểm hiện tại 15,9 ± 6,6 tháng (từ 6 - 24 tháng). Không ghi nhận biến chứng sớm sau phẫu thuật (rò miệng nối, hẹp miệng nối, tắc ruột sau mổ...) và không có bệnh nhân nào ghi nhận nghi ngờ có polyp tái phát sau mổ (dấu hiệu của lòng ruột, thiếu máu...). Siêu âm toàn bộ bệnh nhân cho kết quả bình thường. Kết luận: Hội chứng PJS là một hội chứng do di truyền gen trội hiếm gặp ở trẻ em. Đa phần bệnh nhân phát hiện với triệu chứng của lồng ruột do đa polyp đường tiêu hóa. Phẫu thuật loại bỏ triệt để các polyp đường tiêu hóa là phương pháp được đa số các nghiên cứu mới đây đồng thuận. Điều trị bệnh là sự phối hợp giữa can thiệp nôi soi tiêu hóa và phẫu thuật mở cắt polyp. Phẫu thuật mở cắt đa polyp là phương pháp khả thi, an toàn và hiệu quả trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2734-9179 , 2615-9198
    Language: Unknown
    Publisher: Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 7
    Online Resource
    Online Resource
    Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital ; 2018
    In:  Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa Vol. 2, No. 5 ( 2018-08-25)
    In: Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital, Vol. 2, No. 5 ( 2018-08-25)
    Abstract: Objective: to evaluate the early outcomes of laparoscopic surgery for congenital duodenal obstruction(CDO) in children.Methodology: medical records of all neonates with weight over 1500g which underwent laparoscopicsurgery for CDO in National Children’s Hospital were reviewed.Result: This study was conducted on 40 patients, with median age and mean body weight of 1 day and 2.76± 1.01 kg, respectively. The ratio of male/female patients was 21/19. The most of reason admission was biliousvomiting (20/40 - 50%). Plain abdominal x-ray suggested duodenal obstruction in all cases. Laparoscopicsurgery was performed successfully in all cases. The operative time and the post-operative hospital stay were99.38 ± 14.60 min and 6.21 ± 2.29 days, respectively. The most common cause was due to web (type I) (47.5%).There were no intra- operative and post-operative complications noted. The cosmetic result is excellent.Conclusion: Laparoscopic surgery for CDO is feasible and safe.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2734-9179 , 2615-9198
    Language: Unknown
    Publisher: Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital
    Publication Date: 2018
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 8
    Online Resource
    Online Resource
    Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital ; 2018
    In:  Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa ( 2018-08-15)
    In: Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital, ( 2018-08-15)
    Abstract: Mục tiêu: Mô tả và xử trí các biến chứng của phẫu thuật nội soi cắt nang và nối ống gan chung hỗng tràng kiểu Roux-en-Y trong điều trị bệnh lý nang ống mật chủ (NOMC) ở trẻ em.Kết quả: Từ tháng 12/2007 đến tháng 10/2017 có 510 bệnh nhi NOMC được phẫu thuật, bao gồm 125 trẻ trai và 385 trẻ gái, 280 trường hợp thuộc týp I (55%), 230 trường hợp thuộc týp IV (45 %) theo phân loại Todani. Tuổi từ 1 tháng đến 16 tuổi. Không có trường hợp nào tử vong trong và sau mổ, không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở, không có trường hợp nào phải truyền máu trong mổ. Có 10 trường hợp (2%) bị rò mật sau mổ trong đó có 2 trường hợp phải cần phẫu thuật mổ lại. Có 432/510 bệnh nhân (84,7%) được theo dõi từ 2 tháng tới 115 tháng, trong đó dấu hiệu đau bụng vùng hạ sườn phải đơn thuần gặp ở 18 bệnh nhân 4,2 %), sốt sau mổ 20 bệnh nhân (4,6 %), nhiễm trùng đường mật ngược dòng gặp ở 4 bệnh nhân (1%). Đặc biệt không có trường hợp nào bị hẹp miệng nối, sỏi mật hoặc phải mổ lại. Không có trường hợp nào bị viêm dạ dày hoặc loét hành tá tràng sau mổ.Kết luận: Tỉ lệ biến chứng của phẫu thuật nội soi cắt nang, nối ống gan chung với hỗng tràng trong điều trị NOMC ở trẻ em là rất thấp, nhẹ và có thể phát hiện và xử trí một cách có hiệu quả.Từ khóa: Phẫu thuật nội soi, nang ống mật chủ, trẻ em.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2615-9198
    Language: Unknown
    Publisher: Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital
    Publication Date: 2018
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 9
    Online Resource
    Online Resource
    Hanoi Medical University ; 2022
    In:  Tạp chí Nghiên cứu Y học Vol. 156, No. 8 ( 2022-08-31), p. 276-279
    In: Tạp chí Nghiên cứu Y học, Hanoi Medical University, Vol. 156, No. 8 ( 2022-08-31), p. 276-279
    Abstract: Viêm ruột thừa ở trẻ sơ sinh (Neonatal Appendicitis - NA) là một bệnh rất hiếm gặp với tỉ lệ 0,04 - 0,2%. Bệnh có xu hướng xuất hiện ở trẻ đẻ non với tỷ lệ biến chứng thủng/vỡ ruột thừa cao và diễn biến nhanh chóng dẫn đến viêm phúc mạc. Chẩn đoán bệnh thường muộn do các triệu trứng lâm sàng kín đáo, không đặc hiệu và bệnh hiếm gặp. Tỷ lệ tử vong cao 23%. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán trong mổ . Chúng tôi báo cáo ca bệnh đầu tiên được chẩn đoán viêm phúc mạc ruột thừa ở trẻ sơ sinh 8 ngày tuổi, đẻ non 33 tuần tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-080X , 2354-080X
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Hanoi Medical University
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 10
    Online Resource
    Online Resource
    Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital ; 1970
    In:  Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa ( 1970-01-01), p. 35-42
    In: Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital, ( 1970-01-01), p. 35-42
    Abstract: Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả kỹ thuật mổ và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt nang và nối ống gan chung với hỗng tràng theo kiểu Roux-enY trong điều trị bệnh lý nang ống mật chủ (NOMC) ở trẻ em.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: bệnh nhi NOMC được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 1/12/2007 đến 31/3/2013. Sử dụng 4 trocar, phẫu tích cắt ống cổ túi mật, gan được khâu treo vào thành bụng ở hai vị trí: ống cổ túi mật và dây chằng tròn. NOMC được phẫu tích và được cắt bỏ hoàn toàn, miệng nối hỗng hỗng tràng được thực hiện bằng cách kéo qua rốn, ống gan chung được nối với hỗng tràng qua mạc treo ĐTN ở cách miệng nối ruột ruột 40cm, miệng nối này được thực hiện bằng nội soi và sử sụng chỉ PDS 5.0. Khi kích thước miệng nối lớn hơn 1cm thì dung 2 đường khâu vắt, còn nhỏ hơn 1cm sử dụng mũi rời.Kết quả nghiên cứu: Từ 1/12/2007 đến 31/3/2013 có 206 bệnh nhi được phẫu thuật, bao gồm 41 trẻ trai và 165 trẻ gái, 127 trường hợp thuộc týp I (61,7%), 79 trường hợp thuộc týp IV (38,3%) theo Todani. Kích thước đường kính nang từ 12mm đến 170 mm. Tuổi từ 1 tháng đến 16 tuổi. Thời gian mổ từ 120 phút đến 505 phút trung bình 213 phút. Không có trường hợp nào tử vong trong và sau mổ, không trường hợp nào phải chuyển mổ mở, không trường hợp nào phải truyền máu trong mổ. Chỉ có 4 trường hợp bị rò mật sau mổ(1,9%) được điều trị bảo tồn thành công. Thời gian nằm viện trung bình 6,5 ngày. 168/206 bệnh nhân (82,1%)được theo dõi từ 12 đến 71 tháng, trong đó dấu hiệu đau bụng vùng HSP đơn thuần xuất hiện ở 10 bệnh nhân (6%), sốt sau mổ 16 bệnh nhân (9,5%), nhiễm trùng đường mật ngược dòng gặp ở 2 bệnh nhân (1,2%). Đặc biệt không có bệnh nhân nào bị hẹp miệng nối, không trường hợp nào bị sỏi mật hoặc phải mổ lại, không trường hợp nào bị viêm dạ dày hay loét hành tá tràng sau mổ.Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt nang và nối ống gan chung với hỗng tràng kiểu Roux-en-Y an toàn và khả thi để điều trị nang OMC ở trẻ em.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2615-9198
    Language: Unknown
    Publisher: Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital
    Publication Date: 1970
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. More information can be found here...