GLORIA

GEOMAR Library Ocean Research Information Access

Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
  • 1
    In: Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, Vietnam National Heart Association, , No. 99 ( 2022-11-30), p. 95-100
    Abstract: Cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim ở người bệnh suy tim nặng có tĩnh mạch chủ trên trái đổ trực tiếp vào nhĩ phải
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-2848
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam National Heart Association
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    In: Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, Vietnam National Heart Association, , No. 99 ( 2022-11-30), p. 30-38
    Abstract: Tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến và gây tử vong tim mạch trên thế giới. Các tổn thương cơ quan đích cần được lượng giá trong đó có chức năng tim là một thông số quan trọng. Điện tâm đồ và siêu âm tim là những xét nghiệm thường quy dễ dàng thực hiện và đưa lại nhiều thông số quan trọng giúp đánh giá chức năng tâm thu cũng như tâm trương của thất trái. Trên thế giới những trường hợp tăng huyết áp tiên phát có kèm rối loạn chức năng tâm trương thất trái đang được các tác giả quan tâm. Tại Việt Nam những nghiên cứu về nhóm đối tượng này còn tương đối ít, chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở các bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn chức năng tâm trươngMục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, thông số siêu âm tim và điện tâm đồ bề mặt 12 chuyển đạo trên các bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn chức năng tâm trương thất trái.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 169 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bao gồm 85 bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm trương thất trái, 84 bệnh nhân không có rối loạn. Các bệnh nhân được thăm khám, hỏi bệnh, làm xét nghiệm máu cơ bản, ghi điện tim đồ 12 chuyển đạo và làm siêu âm tim qua thành ngực.Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là: 63,3 ± 10,6 tuổi. Nhóm rối loạn chức năng tâm trương thất trái giai đoạn 2 có tuổi trung bình cao hơn nhóm không có rối loạn (71,8 ± 8,8 tuổi so với 59,3 ± 10,4 tuổi). Tỷ lệ giới nữ là 59,8%, nam là 40,2%. Tỷ lệ thừa cân ở nhóm rối loạn chức năng tâm trương thất trái cao hơn nhóm không rối loạn (53,1% so với 46,9%). Nhóm nghiên cứu đều dày thành thất trái đồng tâm với RWT 〉 0,42, nhóm rối loạn chức năng tâm trương thất trái giai đoạn 2 có tỷ lệ bệnh nhân phì đại thất trái cao hơn nhóm không rối loạn chức năng tâm trương (54,1% và 25% với p 〈 0,001). Nhóm rối loạn chức năng tâm trương thất trái có thể tích nhĩ trái lớn hơn (41,7 ± 4,4 ml/m2 và 37,7 ± 3,7 ml/m2 so với 26,9 ± 6,1 ml/m2, p 〈 0,001). Tần số tim trung bình ở nhóm có rối loạn chức năng tâm trương cao (79,2 ± 8,0 ck/ph và 77,5 ± 10,2 ck/ph so với 70,2 ± 6,4 ck/ph, p 〈 0,01). Các khoảng thời gian sóng P, PQ, QT, QTc đều dài hơn ở nhóm rối loạn chức năng tâm trương so với nhóm không rối loạn chức năng tâm trương, mặc dù nhịp tim của nhóm này cao hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 〈 0,01. Tỷ lệ phì đại thất trái dựa vào chỉ số Sokolow - Lyon cao hơn ở nhóm rối loạn chức năng tâm trương thất trái (29,4%) so với nhóm không rốiloạn (13,1%) với p 〈 0,001. Kết luận: Bệnh nhân THA có rối loạn chức năng tâm trương thất trái có tuổi trung bình cao hơn, chỉ số BMI và thừa cân nhiều hơn. Tỷ lệ phì đại thất trái trên siêu âm tim thường gặp hơn ở nhóm có rối loạn chức năng tâm trương thất trái. Tần số tim trung bình của nhóm có rối loạn chức năng thất trái cao hơn, khoảng sóng P, PQ, QT, QTc dài hơn, chỉ số Sokolow – Lyon của nhóm rối loạn chức năng tâm trương cao hơn.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-2848
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam National Heart Association
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    In: Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, Vietnam National Heart Association, , No. 108 ( 2024-03-31)
    Abstract: Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 214 người bệnh bệnh động mạch ngoại biên (BĐMNB) được tiến hành can thiệp nội mạch tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 08 năm 2023. Mục tiêu: Mô tả kết quả việc chăm sóc người bệnh BĐMNB được tiến hành can thiệp tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai Kết quả: Tuổi trung bình (TB) của đối tượng nghiên cứu là 70,88 ± 11,75; độ tuổi từ 60 đến 79 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất: 65,4%; tỷ lệ nam/nữ: 4/1; các yếu tố nguy cơ tim mạch chiếm mức cao: tăng huyết áp: 86,9%; hút thuốc lá: 72%, đái tháo đường: 48,6%. Biến chứng sau can thiệp: chảy máu đường vào can thiệp: 0,9%; tụ máu đường vào can thiệp: 23,8%; bí tiểu: 21%; sốt: 5,6%. Chăm sóc mức tốt: 79,4%, mức khá: 20,6%. Kết luận: Biến chứng chính gặp trong can thiệp BĐMNB chủ yếu xảy ra trong thời gian 3 giờ đầu tiên. Kết quả chăm sóc tốt: 79,4%.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-2848
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam National Heart Association
    Publication Date: 2024
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 4
    In: Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, Vietnam National Heart Association, , No. 104 ( 2023-03-31)
    Abstract: Mục tiêu: Rối loạn chức năng tâm trương thất trái là biểu hiện sớm nhất và phổ biến nhất trong các tổn thương tại tim do tăng huyết áp. Tình trạng này gây ra những biến đổi trên điện tâm đồ tuy nhiên vẫn còn rất ít thông tin về vấn đề này. Nghiên cứu này nhằm đánh giá giá trị của một số chỉ số điện tâm đồ trong chẩn đoán rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang, gồm 169 bệnh nhân tại Viện Tim mạch Việt Nam. Tất cả đối tượng nghiên cứu được làm điện tầm đồ 12 chuyển đạo tiêu chuẩn và được chia thành 2 nhóm dựa trên kết quả siêu âm tim để chẩn đoán có rối loạn chức năng tâm trương thất trái (85 bệnh nhân) và không rối loạn chức năng tâm trương thất trái (84 bệnh nhân). Kết quả: Thời gian Tend-P, Tend-Q là những yếu tố liên quan độc lập với tình trạng rối loạn chức năng tâm trương thất trái (p 〈 0,05). Chẩn đoán rối loạn chức năng tâm trương thất trái với ngưỡng Tend-P ≤ 275 ms có độ nhạy 69,4%, độ đặc hiệu 70,2%, AUC 0,7; với ngưỡng Tend-Q ≤ 442 ms có độ nhạy 64,7%, độ đặc hiệu 67,9%, AUC 0,66. Khi kết hợp thêm các yếu tố khác, giá trị chẩn đoán rối loạn chức năng tâm trương thất trái của chỉ số Tend-P/ (PQ x tuổi) 〈 0,0282 có độ nhạy 85,9%, độ đặc hiệu 76,2%, AUC 0,81 và chỉ số Tend-Q/ (PQx tuổi) 〈 0,0443 có độ nhạy 84,7%, độ đặc hiệu 76,2%, AUC 0,8. Kết luận: Tend-P/ (PQ x tuổi) và Tend-Q/ (PQx tuổi) là hai chỉ số có giá trị chẩn đoán chính xác cao đối với tình trạng rối loạn chức năng tâm trương thất trái.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-2848
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam National Heart Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 5
    In: Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, Vietnam National Heart Association, , No. 105 ( 2023-05-31), p. 75-80
    Abstract: Tổng quan: Tụ máu trong thành động mạch chủ (ĐMC) là một thể của bệnh lý động mạch chủ cấp. Tụ máu trong thành ĐMC cấp là tình trạng cấp cứu, có tỷ lệ tử vong lên đến 21% đối với type A và 5% đối với type B nếu không được điều trị. Stent graft ra đời là một phương pháp ít xâm lấn mang lại nhiều lợi ích trong điều trị bệnh lý ĐMC. Tụ máu trong thành động mạch chủ ngực có biến chứng hoặc nguy cơ cao được can thiệp nội mạch cho kết quả khả quan và mang lại nhiều hiệu quả cho người bệnh. Mục tiêu : Đánh giá kết quả sớm sau can thiệp đặt stentgraft trong điều trị bệnh lý huyết khối trong thành động mạch chủ ngực . Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 32 bệnh nhân có huyết khối trong thành động mạch chủ ngực được can thiệp đặt stent graft từ tháng 01 năm 2018 đến hết tháng 07 năm 2021 tại Viện Tim mạch Quốc Gia. Đánh giá kết quả ngay sau can thiệp và trong thời gian theo dõi 1 năm. Kết quả: Các bệnh nhân chủ yếu là nam giới chiếm 68,8%. Trong các yếu tố nguy cơ, tăng huyết áp gặp nhiều nhất, chiếm 84,4%. Tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật là 96,88%. Tỷ lệ tử vong trong thời gian 30 ngày là 0%. Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân theo dõi trong 1 năm 3,12%. Biến chứng toàn thân hay gặp nhất ngay sau can thiệp là hội chứng sau cấy ghép, chiếm 65,6%. Biến chứng tổn thương thận cấp chiếm 12,5%. Tai biến mạch máu não trong thời gian nằm viện và tai biến mạch não khi theo dõi dọc đều chiếm 3,12%. Kết quả tái cấu trúc ĐMC với trung bình đường kính toàn bộ (ĐKTB), bề dày khối máu tụ, tỷ số ĐKTB/ĐKT trước và sau can thiệp giảm có ý nghĩa thống kê.  . Kết luận: Can thiệp nội mạch điều trị bệnh nhân huyết khối trong thành động mạch chủ Stanford B cấp là một kỹ thuật có tỷ lệ thành công cao an toàn, giúp tái cấu trúc thành động mạch chủ.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-2848
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam National Heart Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 6
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam National Heart Association ; 2023
    In:  Tạp chí Tim mạch học Việt Nam , No. 100 ( 2023-03-01), p. 93-100
    In: Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, Vietnam National Heart Association, , No. 100 ( 2023-03-01), p. 93-100
    Abstract: ệnh lý rối loạn nhịp chậm là một trong các bệnh lý phổ biến trong lĩnh vực tim mạch. Hiện nay, cấy máy tạo nhịp tim là phương pháp rất hiệu quả trong điều trị một số dạng rối loạn nhịp chậm nếu chỉ định phù hợp. Phương pháp tạo nhịp tim ở mỏm thất phải là phương pháp kinh điển, được áp dụng trên nửa thế kỷ nay. Tuy nhiên, tạo nhịp mỏm thất phải còn tiềm ẩn nhiều vấn đề như gây mất đồng bộ về mặt điện học và cơ học cho tim, tăng nguy cơ xuất hiện rung nhĩ, suy tim, tử vong. Một số vị trí cấy điện cực khác trong thất phải như vùng vách liên thất và đường ra thất phải đã được nghiên cứu với kỳ vọng làm giảm sự mất đồng bộ điện học và cơ học trong thất so với tạo nhịp mỏm thất phải. Tuy nhiên, hiệu quả lâm sàng dài hạn của tạo nhịp vùng vách liên thất hoặc đường ra thất phải chưa được chứng minh vượt trội hơn so với tạo nhịp mỏm thất phải. Tạo nhịp tái đồng bộ tim với các điện cực đặt ở hai tâm thất là một phương pháp đã được chứng minh có ưu điểm trong việc tái đồng bộ điện học và cơ học cho hai thất, nhằm giảm biến cố tim mạch cho bệnh nhân suy tim nặng so với điều trị nội khoa. Tuy nhiên, có một tỷ lệ khá lớn bệnh nhân không đáp ứng với tạo nhịp tái đồng bộ tim.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-2848
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam National Heart Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. More information can be found here...