GLORIA

GEOMAR Library Ocean Research Information Access

Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
  • 1
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 519, No. 2 ( 2022-11-13)
    Abstract: Đánh giá hiệu quả sự thanh thải của urê trong chạy thận nhân tạo (CTNT) bằng chỉ số spKt/V là cần thiết trong điều trị bệnh nhân mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC), với nhiều phương pháp đánh giá sẽ giúp nhà chuyên môn lựa chọn phương án tối ưu nhất trong điều trị bệnh lý này. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả CTNT bằng cách so sánh chỉ số spKt/V ở phương pháp đo trực tiếp trên máy và phương pháp tính toán theo công thức Daugridas. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 175 bệnh nhân mắc BTMGĐC đang lọc máu tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1-6/2022, chỉ số spKt/V được đo bằng hai phương pháp trên và tính giá trị trung bình, sử dụng kiểm định Willcoxon signrank để so sánh 2 giá trị đó. Kết quả cho thấy chỉ số trung bình spKt/V ở phương pháp đo trực tiếp trên máy (1,77 (1,5 - 2,06)) và phương pháp tính toán bằng công thức Daugridas (1,6 (1,36 - 1,82)) đều nằm trong giá trị được khuyến cáo. Kiểm định Willcoxon signrank cho thấy sự khác biệt chỉ số spKt/V ở hai phương pháp có ý nghĩa thống kê và Mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy có sự tương quan chặt chẽ với hệ số tương quan R = 0,65 và R2 = 0,423 (p 〈 0,001). Vì vậy, nhà chuyên môn cần cân nhắc nên lựa chọn phương pháp đo trực tiếp trên máy để đánh giá và điều chỉnh các thông số trong quá trình CTNT để giúp cho bệnh nhân điều trị hiệu quả bệnh lý mắc phải này.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 524, No. 1B ( 2023-03-24)
    Abstract: Đặt vấn đề: Trầm cảm ở học sinh là một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện nay, các chuyên gia cho biết tình trạng này đang có xu hướng gia tăng đáng kể. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 03/2022 đến tháng 04/2022 trên 260 học sinh lớp 12 đang học trường trung học phổ thông (THPT) Đinh Tiên Hoàng, tỉnh Đồng Nai. Kết quả: trong 260 học sinh tham gia nghiên cứu, tỷ lệ rối loạn trầm cảm chung là 49,6% với tỷ lệ rối loạn trầm cảm mức nhẹ là 20,8%; vừa là 19,6%; nặng là 5,4%; thấp nhất là rất nặng (3,8%). Các đặc điểm về số môn học thêm; hoạt động thường tham gia (ít nhất 1 lần/tuần); bạn thân có thể chia sẻ thông tin; số anh chị em trong gia đình; hoàn cảnh kinh tế gia đình; hoàn cảnh cuộc sống gia đình và đặc điểm hoạt động phụ giúp công việc nhà đều mang ý nghĩa thống kê với tỷ lệ rối loạn trầm cảm (p 〈 0,05). Kết luận: Có đến 49,6% học sinh Trường THPT Đinh Tiên Hoàng bị rối loạn trầm cảm từ mức nhẹ đến rất nặng. Gia đình, nhà trường và các nhà nghiên cứu cần phối hợp để đưa ra các giải pháp.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 527, No. 2 ( 2023-07-05)
    Abstract: Đặt vấn đề: Teo mật bẩm sinh (TMBS) và các bệnh xơ gan ứ mật là những chỉ định thường gặp nhất cho phẫu thuật ghép gan ở trẻ em. Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm và trung hạn phẫu thuật ghép gan từ người hiến sống điều trị TMBS ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 22 bệnh nhân (BN) được ghép gan từ người hiến sống tại bệnh viện Nhi trung ương từ tháng 7/2018 đến 11/2022. Kết quả: 22 BN trong đó có 10 BN nam (45,5%) và 12 BN nữ (54,5%). Tuổi trung vị 29,5 tháng (8 tháng – 14 tuổi). Cân nặng trung vị tại thời điểm phẫu thuật là 10,0 kg (7,5 – 26 kg). Mảnh ghép thùy gan trái được sử dụng ở 20 BN (91%), mảnh ghép gan phải được sử dụng ở 2 BN (9%), trong đó 9 BN (40,9%) bất đồng nhóm máu ABO. Không có biến chứng nào gặp phải ở người cho gan. 54,6% BN sau mổ có kết quả tốt. Chảy máu sau mổ (4 BN, 18,2%), hẹp tĩnh mạch gan (4 BN, 18,2%), rò dưỡng chấp kéo dài sau mổ (5 BN, 22,7%), 1 BN hẹp động mạch gan (4,5%), 1 BN thủng ruột sau mổ (4,5%) được mổ lại làm hậu môn nhân tạo, 1 BN tử vong sớm sau mổ (4,5%) do rối loạn đông máu, 1 BN (4,5%) tử vong sau 3 tháng do tình trạng nhiễm trùng tiến triển. Tỷ lệ sống sau 3 năm là 88,1%. Kết luận: Ghép gan là phương pháp điều trị có hiệu quả cho những trẻ bị TMBS với kết quả tốt sau 3 năm đạt 88,1%.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 4
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 524, No. 1B ( 2023-03-24)
    Abstract: Đặt vấn đề: Vaccine là giải pháp duy nhất để chống lại virus SARS-CoV-2 trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Sự hiểu biết sai về vaccine có thể dẫn đến tâm lý chủ quan. Mục tiêu: Khảo sát kiến thức tiêm chủng COVID-19 của sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (ĐHYDCT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 847 sinh viên hệ chính quy thuộc tất cả các ngành học tại ĐHYDCT trong thời gian từ tháng 6/2021 đến 9/2021. Kết quả: Có 220/892 (24,6%) đối tượng ở tổng 5 khóa từ 42 đến 46 tham gia khảo sát có kiến thức đúng về tiêm chủng vaccine COVID-19. Thông tin về vaccine COVID-19 chủ yếu có nguồn gốc từ các kênh truyền thông như ti vi, báo, đài (92,9%). Ba nội dung kiến thức đạt tỷ lệ đúng cao là “Biết thông tin vaccine COVID-19” đạt 99,1%; “Có thể mắc bệnh COVID-19 ngay cả khi đã tiêm ngừa COVID-19” đạt 98,1%; “Có thể tiêm chủng COVID-19 cả khi có tiền sử nhiễm” đạt 90,6%. Đa số các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu không liên quan mang ý nghĩa thống kê với tỷ lệ kiến thức đúng về việc tiêm chủng COVID-19. Kết luận: Sinh viên Trường ĐHYDCT có kiến thức đúng về tiêm chủng vaccine COVID-19 khá thấp (26,5%), các hoạt động truyền thông cần nên thực hiện để nâng cao hơn nữa kiến thức và thái độ tích cực cũng như niềm tin vào tiêm chủng vaccine COVID-19.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 5
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 519, No. 1 ( 2022-10-17)
    Abstract: Đặt vấn đề: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sảy thai như bất thường nhiễm sắc thể, bệnh tự miễn, ... trong đó có do kháng thể bất thường (KTBT), là nguyên nhân hàng đầu gây tán huyết thai nhi và trẻ sơ sinh. Sàng lọc KTBT có ý nghĩa trong kiểm soát kết cục thai kỳ tuy nhiên hiện nay chưa có báo cáo về tỷ lệ KTBT trên thai phụ tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ KTBT ở thai phụ tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng 2/2022 đến tháng 8/2022. Phương pháp nghiên cứu: Phụ nữ mang thai đồng ý tham gia nghiên cứu cho xét nghiệm trước sinh tại phòng khám thai đơn trung tâm được chia thành hai nhóm. Nhóm chứng gồm những phụ nữ chưa từng có tiền căn sảy thai. Nhóm còn lại là nhóm bệnh gồm những phụ nữ có tiền căn sảy thai. Tất cả thai phụ tham gia nghiên cứu được sàng lọc KTBT. Những người có kết quả dương tính với KTBT được thực hiện xét nghiệm định danh kháng thể. Kết quả: Tỷ lệ KTBT là 0,59% (3/507). Tỷ lệ KTBT ở sản phụ có tiền căn sảy thai là 0,59% (2/338). Tỷ lệ kháng thể bất thưởng ở sản phụ không có tiền căn sảy thai là 0,59% (1/169). Kiểu xuất hiện KTBT kết hợp nhiều kháng thể chiếm đa số (66,67%), trong đó các kháng thể được phát hiện là: Anti E (20%), Anti M (20%), Anti Lea (20%), Anti K (20%). Kết luận: Sàng lọc KTBT cho tất cả thai phụ như các nước phương Tây có thể không áp dụng tại Việt Nam do áp lực về chi phí xét nghiệm và tỷ lệ xuất hiện KTBT khá thấp. Do đó chúng tôi chỉ đề xuất thực hiện sàng lọc KTBT trên các đối tượng thai phụ có tiền căn sản khoa như sảy thai, từng mang thai 2 lần trở lên, tiền sử có con sinh ra bị thiếu máu, vàng da sau sinh và thai phụ từng truyền máu.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 6
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 525, No. 1A ( 2023-04-12)
    Abstract: Mục tiêu: Phân tích chi phí hiệu quả của Roflumilast khi bổ sung vào phác đồ phối hợp bộ ba LABA/LAMA/ICS, so với phác đồ phối hợp bộ ba LABA/LAMA/ICS ở người bệnh COPD nặng và rất nặng tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô hình hóa sử dụng mô hình Markov gồm ba trạng thái chính: COPD nặng, COPD rất nặng, và tử vong. Nghiên cứu được thực hiện dưới quan điểm Bảo hiểm Y tế, khung thời gian phân tích 30 năm với chu kỳ 1 tháng. Kết quả: LABA/LAMA/ICS/Roflumilast có giá trị ICER là 168.577.946 VND/QALY tăng thêm so với phác đồ LABA/LAMA/ICS. Tuổi đầu vào mô hình, tần số chuyển từ trạng thái nặng sang rất nặng trong mỗi chu kỳ (tháng) đối với nhóm điều trị với LABA/LAMA/ICS/Roflumilast, tỷ lệ chiết khấu hiệu quả và chi phí, tỷ lệ tử vong chuẩn hóa cho trạng thái COPD nặng là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chi phí hiệu quả. Phân tích độ nhạy xác suất cho thấy với ngưỡng chi trả đề xuất bởi WHO là ba lần GDP bình quân đầu người, LABA/LAMA/ICS/ Roflumilast có xác suất đạt chi phí hiệu quả là 100% so với LABA/LAMA/ICS. Kết luận: Từ quan điểm của cơ quan chi trả, bổ sung Roflumilast vào phác đồ LABA/LAMA/ICS đạt chi phí hiệu quả so với LABA/LAMA/ICS ở người bệnh COPD nặng và rất nặng tại Việt Nam.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 7
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 527, No. 1B ( 2023-06-27)
    Abstract: Suy tim là một bệnh lý phổ biến với gánh nặng kinh tế đáng kể trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá chi phí điều trị bệnh suy tim vẫn còn hạn chế. Vì vậy đề tài tiến hành phân tích chi phí điều trị suy tim tại Viện tim Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai với thiết kế mô tả cắt ngang trên mẫu nghiên cứu gồm toàn bộ người bệnh thỏa tiêu chí chọn mẫu trong giai đoạn 2020 – 2022. Kết quả nghiên cứu trên mẫu bao gồm 164 người bệnh suy tim với 131 đợt điều trị ngoại trú và 194 đợt điều trị nội trú ghi nhận chi phí điều trị suy tim có giá trị 1.583.758 VND (KTC 95%: 1.396.599 – 1.770.918 VND) cho 1 đợt ngoại trú và 18.178.113 VND (KTC 95%: 12.351.544 – 24.004.682 VND) cho 1 đợt nội trú. Trong đó, BHYT chi trả chiếm 42,08% chi phí 1 đợt ngoại trú và 43,14% chi phí 1 đợt nội trú. Phân tích các yếu tố liên quan cũng như mở rộng nghiên cứu tại các bệnh viện tuyến dưới cần được thực hiện trong tương lai nhằm hoàn thiện bức tranh về chi phí điều trị suy tim, tạo cơ sở đề xuất các chính sách y tế phù hợp.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 8
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 505, No. 1 ( 2021-09-11)
    Abstract: Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá mức độ lo âu của các cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch và mô tả các yếu tố liên quan đến mức độ lo âu của các cán bộ y tế trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại các cơ sở y tế tuyến đầu chống dịch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cán bộ y tế tại các cơ sở y tế tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể gồm 04 đơn vị: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang (Bệnh viện dã chiến Hoà Vang), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: Cán bộ y tế tại các đơn vị tuyến đầu chống dịch COVID-19 tại thời điểm làn sóng dịch thứ 2 tại thành phố Đà Nẵng; Trên 18 tuổi; Không có rối loạn năng lực nhận thức và hành vi; Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu. Không đáp ứng tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện từ tháng 01/2021 đến tháng 05/2021 trên 602 cán bộ y tế đang công tác tại các cơ sở y tế tuyến đầu chống dịch bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp đối tượng đích. Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn sử dụng các câu hỏi nhiều lựa chọn và sử dụng thang đo DASS21 (lấy ra 07 câu đánh giá về mức độ lo âu). Mức độ lo âu Điểm Lo âu Bình thường 0 – 7 Nhẹ 8 – 9 Vừa 10 – 14 Nặng 15 – 19 Rất nặng ≥20 Thang đo DASS21 đã được Viện Sức khoẻ tâm thần Quốc gia biên dịch, thử nghiệm trên một số đối tượng nghề nghiệp khác nhau. Thang đo DASS21 đã được nhiều nghiên cứu đánh giá về tính giá trị, độ tin cậy và khẳng định có thể áp dụng tại Việt Nam, không có sự khác biệt về mặt văn hoá. Kết quả: Trong số 602 đối tượng tham gia khảo sát, tỷ lệ có biểu hiện rối loạn lo âu ở mức rất cao (70,1%). Tỷ lệ đối tượng rối loạn lo âu nhẹ, vừa, nặng và rất nặng lần lượt là 6,6%, 18,8% và 44,6% % tổng số đối tượng. Tình trạng lo âu hay xảy ra bao gồm: Cảm thấy bị khô miệng, hay lo lắng về các tình huống có thể khiến bản thân bẽ mặt, hay bị ra mồ hôi trộm. Có 03 yếu tố dân số và công việc liên quan đến biểu hiện rối loạn lo âu của đối tượng nghiên cứu, trong đó các yếu tố về dân số bao gồm: cơ sở tuyến đầu chống dịch (Biểu hiện lo âu ở Bệnh viện Đà Nẵng cao hơn so với những đối tượng công tác tại các đơn vị khác (OR= 3,382; 95%CI: 1,832-6,243; p 〈 0,05); các yếu tố khác từ công việc liên quan đến biểu hiện lo âu gồm: có tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 (OR= 0,361; 95%CI: 0,547-1,238; p 〈 0,05), tổng điểm áp lực từ nhóm 07 yếu tố áp lực liên quan đến công việc ở mức cao (OR= 1,246; 95%CI: 1,159-1,342; p 〈 0,05). Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra trạng thái lo âu của các cán bộ tuyến đầu chống dịch bị tác động nhiều bởi dịch COVID-19 trong thời điểm Đà Nẵng được xem là tâm dịch COVID-19 của cả nước. Cần có nhiều biện pháp can thiệp để bảo vệ đội ngũ cán bộ y tế trong thời gian đến.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 9
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association ; 2021
    In:  Tạp chí Y học Việt Nam Vol. 503, No. 2 ( 2021-08-04)
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 503, No. 2 ( 2021-08-04)
    Abstract: Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả khử khuẩn ống tủy khi sửa soạn bằng hệ thống đơn trâm tự điều chỉnh trên răng một ống tủy có tủy hoại tử sử dụng phương pháp sinh học phân tử. Phương pháp: Nghiên cứu in vivo, người đánh giá độc lập, thực hiện trên 15 bệnh nhân có răng một ống tủy, tủy hoại tử có chỉ định điều trị nội nha. Tất cả mẫu nghiên cứu được sửa soạn ống tủy bằng hệ thống đơn trâm tự điều chỉnh kết hợp bơm rửa đồng thời với NaOCl 3%. Thu thập mẫu vi khuẩn trong ống tủy trước và sau sửa soạn bằng côn giấy để xét nghiệm realtime PCRđịnh lượng vi khuẩn toàn bộ. Kết quả: Trung bình nồng độ vi khuẩn trong mẫu vi sinh thu được từ ống tủy trước khi sửa soạn là 4,36 X 107 DU và sau khi sửa soạn là 1,51 X106 DU (1DU ~ 1-5 copies/ml). Sửa soạn ống tủy nhiễm khuẩn với hệ thống đơn trâm tự điều chỉnh có hiệu quả giảm lượng vi khuẩn trong ống tủy có ý nghĩa thống kê (p 〈 0,05; phép kiểm T-test bắt cặp). Tất cả các mẫu vi sinh sau khi sửa soạn ống tủy (S2) đều phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn bằng phương pháp sinh học phân tử. Kết luận: Hệ thống đơn trâm tự điều chỉnh là công cụ hiệu quả trong loại bỏ vi khuẩn khỏi ống tủy nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, vì chưa thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn khi sửa soạn ống tủy nhiễm khuẩn với hệ thống đơn trâm tự điều chỉnh nên cần các chiến lược khử khuẩn bổ sung.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 10
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 522, No. 1 ( 2023-02-19)
    Abstract: Ung thư bàng quang đứng thứ 11 về tỉ lệ mắc, thứ 13 về tỉ lệ tử vong ở cả hai giới, trong đó 75-85% là ung thư bàng quang không xâm lấn cơ (non muscle invasive bladder cancer – NMIBC). Phương pháp cắt đốt nội soi lấy nguyên khối u (en-bloc resection of bladder tummor – ERBT) trong điều trị ung thư bàng quang không xâm lấn cơ có nhiều ưu điểm như đạt yêu cầu về giải phẫu bệnh, tỉ lệ sót u thấp, tỉ lệ tái phát thấp hơn so với cắt đốt nội soi tiêu chuẩn (Transurethral resection of bladder tummor). Bơm Gemcitabine nội bàng quang sau phẫu thuật là liệu pháp an toàn giúp giảm nguy cơ tái phát. Trong bài viết này chúng tôi báo cáo trường hợp bệnh nhân nam 84 tuổi, nhập viện với triệu chứng tiểu máu, tiểu buốt. Bệnh nhân sau đó được nội soi enblock u bàng quang kết hợp hoá chất Gemcitabine nội bàng quang, theo dõi ở tháng thứ 9 chưa thấy dấu hiệu tái phát [1] , [4]
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. More information can be found here...