GLORIA

GEOMAR Library Ocean Research Information Access

Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
  • 1
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 524, No. 2 ( 2023-03-30)
    Abstract: Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là một trong những loại nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế thường gặp nhất, làm gia tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tăng gánh nặng bệnh tật và tăng tỷ lệ tử vong. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ NKVM và các yếu tố liên quan đến của người bệnh phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Đối tượng-phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang tiến cứu được thực hiện trên 859 người bệnh phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 05/2020 đến 12/2020. Các thông tin được thu thập bao gồm bệnh đái tháo đường, thang điểm ASA, kháng sinh dự phòng, loại phẫu thuật, tắm trước phẫu thuật, thời gian phẫu thuật và NKVM. Kết quả: Tỷ lệ NKVM chung là 2,2%, dao động từ 1,3% đến 20,0%. Trong đó, tỷ lệ mắc NKVM cao nhất ở phẫu thuật ruột non (SB) với 20%, kế đến là phẫu thuật tim (CARD) với 5,5%; phẫu thuật dạ dày (GAST) với 4,5%; phẫu thuật  đường mật, túi mật, gan, tụy (BILI + CHOL) với 4,2%; và phẫu thuật mở hộp sọ (CRAN) với 4,1%. Thời gian trung bình từ lúc phẫu thuật cho đến khi bắt đầu NKVM là 11,9 ± 7,8 ngày, với thời gian dài nhất trong phẫu thuật tim và phẫu thuật mạch máu trên 20 ngày. Người bệnh có bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc NKVM gấp 6,5 lần (KTC 95%: 2,8-14,7); có thang điểm ASA ≥ 3 điểm thì nguy cơ mắc NKVM gấp 2,6 lần (KTC 95%: 1,8-3,6). Thời gian phẫu thuật tăng 1 giờ thì nguy cơ NKVM tăng lên 1,3 lần (KTC 95%: 1,1-1,6) và số lượng phẫu thuật viện thêm 1 người thì nguy cơ NKVM tăng lên 1,9 lần (KTC 95%: 1,3-2,9). Kết luận: Trong nghiên cứu, tỷ lệ chung của SSI là 2,2%. Thời gian trung bình từ khi phẫu thuật đến khi bắt đầu nhiễm khuẩn là 11,9 ± 7,8 ngày và các yếu tố nguy cơ có liên quan đến NKVM gồm đái tháo đường, điểm ASA cao, tăng thời gian phẫu thuật, tăng thời gian nằm viện, loại can thiệp và số lượng phẫu thuật viên tham phẫu thuật
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 525, No. 1A ( 2023-04-12)
    Abstract: Mở đầu: Tắm người bệnh (NB) trước phẫu thuật (PT) với Chlorhexidine Gluconate-4% (CHG-4%) được xem là giải pháp hiệu quả phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM). Mục tiêu: Đánh giá kết quả giảm lượng vi khuẩn (VK) trên da sau khi NB tắm bằng CHG-4%. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu thực hiện từ 05/2020-12/2020. Người tham gia là những NB đã PT trong thời gian nghiên cứu. Quy trình bắt buộc tắm bằng CHG-4% tại hai thời điểm trước PT được thực hiện. Tải lượng VK trên da vùng rốn, nách, bẹn (CFU/cm2) được kiểm tra tại ba thời điểm (trước, sau khi tắm lần hai; trước chuyển PT). Dữ liệu đặc điểm NB, tuân thủ quy trình tắm và thời gian chờ đợi giữa tắm-PT được thu thập. Kết quả: Có 2.476 mẫu phết được thu thập từ 280 NB. Tải lượng VK trên da có xu hướng giảm dần theo thời gian (p cho xu hướng của log10CFU 〈 0,001). Trên da nách, tải lượng VK giảm dần từ 43,1 CFU/cm2 trước tắm lần hai xuống 3,8 CFU/cm2  sau tắm lần hai và 1,3 CFU/cm2 trước chuyển PT. Xu hướng giảm tương tự được quan sát ở vùng háng và rốn (lần lượt là: 25,0; 6,3; 3,8 CFU/cm2 và 12,5; 0; 0 CFU/cm2). Kết luận: Tắm trước PT bằng CHG-4% có hiệu quả làm giảm tải lượng VK trên da. Đây được xem là một biện pháp can thiệp hiệu quả trong phòng ngừa NKVM.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 525, No. 1A ( 2023-04-12)
    Abstract: Tái xử lý dụng cụ y tế dùng nhiều lần tại cơ sở khám chữa bệnh là việc làm thiết yếu nhằm giảm chi phí đầu tư ban đầu. Do đó, việc tuân thủ đúng quy trình tái xử lý là quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế. Với mục tiêu là (1) xác định tỷ lệ sai sót và (2) đánh giá yếu tố tác động tới lỗi sai sót trong đóng gói dụng cụ y tế tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 10/2021 đến 04/2022. Đối tượng là dụng cụ y tế có tái xử lý, phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả có 5.593 lượt dụng cụ được đánh giá. Trong đó, lỗi đánh giá chung trong đóng gói dụng cụ không đạt là 2,7%. Kết quả chi tiết của từng lỗi sai cho thấy lỗi sai sót xuất hiện với tần suất cao nhất là lỗi không đúng thông tin với 24,5%; tiếp theo là lỗi đánh giá về chất lượng làm sạch không đạt với 17,2%; kế tiếp là lỗi đánh giá về phương pháp đóng gói không đạt với 14,6%; thấp nhất là đánh giá về hạn sử dụng và vật liệu đóng gói không đạt với 4%. Ngoài ra, các yếu tố như ca làm việc, giới tính của nhân viên đóng gói, trình độ học vấn, các loại chứng chỉ bắt buộc phải có về khử khuẩn tiệt khuẩn tập trung đều có tác động đến việc tăng lỗi sai sót trong quá trình kiểm tra, đóng gói dụng cụ với p 〈 0,05. Do đó nhằm làm giảm lỗi sai sót trong kiểm tra đóng gói dụng cụ, từ đó làm giảm chi phí tái xử lý và chi phí vật tư tiêu hao do các lỗi sai sót thì cần áp dụng một số phương pháp cải tiến để như Tăng cường tập huấn, cấp chứng chỉ cho nhân viên, áp dụng phương pháo “Lean”, bộ quy trình hướng dẫn đóng gói với các loại dụng cụ đặc biệt, tập huấn, đánh giá thực hành.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 4
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 513, No. 2 ( 2022-06-17)
    Abstract: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả phối hợp điều trị của liệu pháp bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) vào buồng tử cung trên bệnh nhân có niêm mạc tử cung (NMTC) mỏng và bệnh nhân thất bại làm tổ liên tiếp (TBLTLT) trong thụ tinh trong ống nghiệm. Kết quả: ở nhóm NMTC mỏng, độ dày NMTC sau bơm PRP tăng rõ rệt so với trước bơm (5,8 ± 1.01 mm so với 6,73 ± 0,72 mm, p=0,002). Tỷ lệ có thai, tỷ lệ thai lâm sàng, thai diễn tiến ở nhóm NMTC mỏng có điều trị liệu pháp bơm PRP tự thân tương ứng là 54,5%; 54,5% và 45,5%. Tỷ lệ có thai, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ thai diễn tiến ở nhóm TBLTLT có điều trị liệu pháp PRP tự thân tương ứng là 23,08%; 23,08% và 7,7%. Kết luận: Liệu pháp bơm PRP tự thân vào buồng tử cung giúp cải thiện rõ rệt độ dày NMTC, cải thiện tỷ lệ có thai ở một số BN có NMTC mỏng. Chưa thấy có sự cải thiện về tỷ lệ có thai ở nhóm TBLTLT được sử dụng liệu pháp bơm PRP.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 5
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association ; 2022
    In:  Tạp chí Y học Việt Nam Vol. 511, No. 2 ( 2022-04-21)
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 511, No. 2 ( 2022-04-21)
    Abstract: Mục tiêu: Đánh giá tình trạng nhiễm virus viêm gan B (VRVGB) ở trẻ sơ sinh có mẹ có HBsAg (+) và mối liên quan giữa sự xuất hiện các marker VRVGB trong máu cuống rốn (CR) với sự hiện diện của các marker này trong máu mẹ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 120 trẻ sơ sinh, là con của các bà mẹ có HBsAg (+) khi sinh tại khoa Sản, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 08/2021 đến tháng 12/2021. Kết quả: Trong số 120 trẻ sinh là con của các bà mẹ có HsAg (+), tỷ lệ các marker VRVGB trong máu CR của trẻ là: HBsAg (+) 60,8%, HBeAg (+) 13,3% và HBV DNA (+) là 16,7%. Trong máu mẹ, tỷ lệ HBeAg (+) là 30,8%, HBV DNA ≥5 log 10 copies/mL là 25,0%, nồng độ ALT, AST trung bình lần lượt là 25,7 ± 11,3 và 29,3 ± 12,7 U/L. Tỷ lệ HBsAg (+) trong nhóm bà mẹ có HBeAg (+) là 91,9%, cao hơn nhóm HBeAg (-) chỉ là 47,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p 〈 0,01. Trong nhóm bà mẹ có nồng độ HBV DNA ≥5 log 10 copies/mL, có 80,0% trẻ có HBsAg (+), cao hơn nhóm có HBV DNA 〈 5 log 10 copies/mL là 54,4%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p 〈 0,01. Kết luận: tỷ lệ HBsAg (+) trong máu CR của con là 60,8%, tỷ lệ HBeAg (+) là 13,3%, HBV DNA (+) là 16,7%. Trong máu tĩnh mạch của mẹ, HBeAg (+) và nồng độ HBV DNA ≥5 log 10 copies/mL là các yếu tố làm tăng nguy cơ lây truyền VRVGB từ mẹ sang con.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 6
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 530, No. 2 ( 2023-10-06)
    Abstract: Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị chiếu đèn ở trẻ sơ sinh vàng da do tăng bilirubin gián tiếp tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 121 bệnh nhi vàng da sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp được chiếu đèn tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 06/2021 đến tháng 06/2022. Kết quả: Giới tính nam chiếm đa số (50,4%), với tỷ số nam/nữ là 1,02, tỉ lệ trẻ non tháng 17,4%. Có 35,5% trẻ vàng da vùng 5 theo Kramer, chủ yếu gặp ở trẻ non tháng. Nồng độ bilirubin gián tiếp trung bình là 274,4±78,4 µmol/l. Bilirubin gián tiếp ở trẻ sinh thường cao hơn sinh mổ, có bệnh kèm theo cao hơn không có bệnh kèm theo (p 〈 0,05). Kết quả điều trị 96,7% thành công với chiếu đèn, 3,3% thất bại và phải thay máu. Trẻ sinh mổ, vàng da sớm xuất hiện 〈 7 ngày tuổi, có thời gian chiếu đèn dài hơn. Kết luận: Chiếu đèn là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao đối vởi trẻ vàng da tăng bilirubin gián tiếp, cần lưu ý các trẻ vàng da sinh mổ, mắc bệnh lý nhiễm trùng kèm theo, vàng da sớm trước 7 ngày tuổi nhằm rút ngắn thời gian chiếu đèn và nằm viện
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 7
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association ; 2022
    In:  Tạp chí Y học Việt Nam Vol. 518, No. 2 ( 2022-10-09)
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 518, No. 2 ( 2022-10-09)
    Abstract: Mục tiêu: Đánh giá tác dụng chống oxy hóa trong gan của cao chiết cà phê xanh trên thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: 60 chuột nhắt trắng được tiêm D-galactose 100 mg/kg trong 4 tuần để gây stress oxy hóa, sau đó điều trị bằng vitamin E, cao chiết cà phê xanh các liều 200 mg/kg, 300 mg/kg và 400 mg/kg trong 4 tuần. Đánh giá nồng độ MDA (Malondialdehyde), hoạt tính enzym SOD (Superoxide dismutase), GSH-Px (Glutathione peroxidase) trong mô gan chuột sau điều trị. Kết quả: Hoạt tính GSH-Px mô gan các nhóm điều trị cao chiết cà phê xanh liều 300 mg/kg, 400 mg/kg tăng cao hơn nhóm chứng bệnh (p 〈 0.05). Hoạt tính SOD có cải thiện so với nhóm chứng bệnh, tuy nhiên khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p 〉 0.05). Kết luận: cao chiết cà phê xanh có tác dụng chống oxy hóa trên chuột thực nghiệm.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 8
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association ; 2022
    In:  Tạp chí Y học Việt Nam Vol. 516, No. 1 ( 2022-07-17)
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 516, No. 1 ( 2022-07-17)
    Abstract: Bệnh tăng huyết áp (THA) đang là một trong những thách thức lớn đối với sức khoẻ cộng đồng trên toàn cầu hiện nay, không chỉ cho các quốc gia phát triển mà còn cho cả các quốc gia đang phát triển. Dù tỷ lệ điều trị THA đã gia tăng nhưng vẫn còn số lượng lớn bệnh nhân được điều trị nhưng chưa được kiểm soát tốt huyết áp. Nghiên cứu được tiến hành trên 495 người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Tuyên Quang. Mục tiêu: Đánh giá thực trạng quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2021. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ người được quản lý THA tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang là 33,3% (trong đó tỷ lệ quản lý THA ở Trạm Y tế xã là 73,5%, tại các cở sở y tế khác là 26,5%). Chương trình phòng chống THA chưa thực sự có hiệu quả. Chưa có sự kết hợp chặt chẽ trong mạng lưới y tế tuyến cơ sở và hoạt động của nhân viên Y tế thôn bản còn hạn chế. Nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, kiến thức, thái độ và tuân thủ điều trị THA là những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng quản lý điều trị tăng huyết áp.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. More information can be found here...