GLORIA

GEOMAR Library Ocean Research Information Access

Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
  • 1
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 513, No. 1 ( 2022-04-27)
    Abstract: Mở đầu: Tồn dư khối u là những tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau điều trị, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tái phát và di căn. Hiện nay việc đánh giá hiệu quả điều trị dựa trên các chỉ dấu sinh hoá và các kỹ thuật hình ảnh học gặp một số hạn chế do độ nhạy và độ đặc hiệu chưa cao. Vì vậy, việc phát triển thêm các chỉ thị sinh học mới có độ chính xác cao để kết hợp với các phương pháp truyền thống là rất cần thiết, giúp các bác sĩ phát hiện tồn dư khối u và tiên lượng tái phát cho bệnh nhân. Mục tiêu: Chúng tôi sử dụng kĩ thuật giải trình tự gen thế hệ mới với độ phủ sâu để xây dựng một quy trình cá thể hóa cho từng bệnh nhân, nhằm xác định sự hiện diện của DNA ngoại bào phóng thích từ khối u (ctDNA) trong mẫu sinh thiết lỏng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Phương pháp: 64 bệnh nhân ung thư vú, đại trực tràng, dạ dày và gan chưa qua điều trị, có chỉ định phẫu thuật triệt căn được tuyển chọn và thu nhận 10 ml máu ngoại biên tại 2 thời điểm trước mổ và 1 tháng sau mổ. DNA bộ gen tách từ mẫu mô u được giải trình tự trên 95 gen mục tiêu để phát hiện các đột biến sinh dưỡng. 5 đột biến tiêu biểu đặc trưng nhất cho từng bệnh nhân được thiết kế mồi và giải trình tự trên DNA ngoại bào tách chiết từ các mẫu sinh thiết lỏng. Kết quả: Độ nhạy phát hiện ctDNA trên mẫu sinh thiết lỏng trước mổ ở ung thư đại trực tràng, dạ dày, gan và ung thư vú thể tam âm là 100%, ung thư vú các thể khác đạt độ nhạy từ 17-62%. Độ đặc hiệu của quy trình là 100%. Các đột biến cá thể hóa có khả năng phân tầng được 2 nhóm bệnh nhân sau mổ: nhóm ctDNA(+), còn tồn dư khối u là nhóm có nguy cơ cao, và nhóm ctDNA(-) có nguy cơ thấp. Kết luận: Quy trình sinh thiết lỏng cá thể hóa nhằm phát hiện tồn dư khối u cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao, và có khả năng phát hiện tồn dư khối u sau phẫu thuật triệt căn. Quy trình này có triển vọng lớn để áp dụng vào lâm sàng theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện tái phát sớm trong tương lai.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 501, No. 2 ( 2021-07-21)
    Abstract: Đặt vấn đề và mục tiêu: Có rất ít nghiên cứu và ở Việt nam chưa có nghiên cứu nào về đặc điềm quản lý và điều trị trước đợt cấp, kiểu hình và vi sinh gây bệnh trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nhập viện không ICU. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các khoảng trống thực hành hướng tới giảm đợt cấp và tăng hiệu quả điều trị đợt cấp COPD. Bệnh nhân và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, theo dõi dọc, đa trung tâm thực hiện trên bệnh nhân được chẩn đoán đợt cấp COPD theo protocol nghiên cứu, nhập viện điều trị không ICU. Kết quả và bàn luận: Có 120 bệnh nhân được phân tích. Đa số bệnh nhân đã được quản lý, có đo chức năng hô hấp (73,3%) và được theo dõi điều trị (75,8%) nhưng đa số vẫn còn triệu chứng khó thở trước đợt cấp mức độ trung bình-nặng. Tỷ lệ bệnh nhân có nhiều đợt cấp và đợt cấp nhập viện cao. Chỉ định điều trị và theo dõi đợt cấp ngay tại phòng cấp cứu để đánh giá và quyết định nhập viện chưa hợp lý. Có sự khác biệt giữa các site về chỉ định kháng sinh (nhất là tỷ lệ bệnh nhân không điều trị kháng sinh và kết hợp kháng sinh ngay từ đầu), sử dụng thuốc dãn phế quản tác dụng dài và CRS dạng hít. 95% các trường hợp điều trị có kết quả tốt với thời gian điều trị trung bình trong bệnh viện là 6,9 ngày, dao động từ 2-35 ngày. Xét nghiệm vi sinh kết hợp giữa cấy và PCR cho thấy đa tác nhân vi sinh là chủ yếu, trên 50% các trường hợp có kết hợp virus với vi khuẩn. Sự hiện diện của S.pneumoniae, H.influenzae là nhiều nhất. Có hiện diện của P.aeruginosa với tỷ lệ thấp. Dưới tác động của điều trị, thở co kéo, SpO2 và CRP là các marker cải thiện nhanh. Có tương quan thuận giữa hình ảnh Xquang gợi ý khí phế thũng và không tăng BCĐNTT máu, giữa nhiễm virus với đồng nhiễm vi khuẩn, nhất là S.pneumoniae và giữa tăng CRP ≥30mg/L với đổi kháng sinh trong quá trình điều trị. Kết luận: Còn nhiều khoảng trống trong quản lý và điều trị COPD để làm giảm đợt cấp cũng như trong xử trí đợt cấp COPD nhập viện. 
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 529, No. 1B ( 2023-08-30)
    Abstract: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xuyên màng cứng chỉ chiếm từ 0.26–0.30% trong tổng số thoát vị đĩa đệm cột sống nhưng lại gây nên tổn thương thần kinh nghiêm trong và rất dễ bỏ sót trong quá trình phẫu thuật nếu không nghĩ tới và mở màng cứng thăm dò. Chúng tôi báo cáo trường hợp bệnh nhân nam, 59 tuổi vào viện vì thoát vị đĩa đệm L12 gây liệt rễ L2. Bệnh nhân được phẫu thuật hàn xương liên thân đốt L12, tuy nhiên trong quá trình phẫu thuật chúng tôi không tìm thấy khối thoát vị tương ứng và đã mở màng cứng kiểm tra xác định khối thoát vị xuyên màng cứng. Sau phẫu thuật bệnh nhân giảm đau nhiều và dần hồi phục về vận động.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 4
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 530, No. 1 ( 2023-09-18)
    Abstract: Đặt vấn đề: nhu cầu ghép gan, thận và tế bào gốc ở trẻ tăng. Bệnh viện Nhi Đồng 2 (NĐ2) phát triển các kỹ thuật này với vị thế bệnh viện nhi tuyến cuối và là cơ sở ghép tạng nhi công lập duy nhất Miền Nam. Đối tượng, phương pháp: Các trẻ được ghép gan, thận và tế bào gốc tạo máu tại NĐ2 được hồi cứu. Kết quả: Có 25 trường hợp (TH) ghép gan từ người cho sống từ 2005-2022, được theo dõi 4 tháng - 17 năm; tỉ lệ sống còn là 20/25 TH (80%), không có biến chứng trên người cho gan. Có 24 TH ghép thận từ 2004-2022 (22 người cho sống và 2 người cho chết não). Thời gian theo dõi 1-16 năm, thận hoạt động tốt 18/24TH (75%). Tỉ lệ sống còn 21/24 TH (87,5%). Có 5 TH ghép tế bào gốc tạo máu từ 2020-2023, được theo dõi 2-32 tháng. Tỉ lệ sống còn 4/5 TH (80%). Kết luận - Kiến nghị: Ghép tạng tại NĐ2 phát triển tốt với sự hỗ trợ từ các trung tâm có kinh nghiệm trong và ngoài nước. Cần giải quyết vấn đề pháp lý, tài chính, nhân sự, trang thiết bị và thuốc trong ghép tạng để thường quy hóa hoạt động lấy ghép tạng. Riêng ghép gan, thận, cần gia tăng nguồn tạng cho trẻ từ người cho chết não.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 5
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association ; 2021
    In:  Tạp chí Y học Việt Nam Vol. 507, No. 1 ( 2021-12-16)
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 507, No. 1 ( 2021-12-16)
    Abstract: Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị ngộ độc chì ở trẻ em do sử dụng “thuốc cam”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang trên 89 trẻ, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong thời gian từ 6/2012 đến 6/2021. Kết quả: 60,7% trẻ dưới 1 tuổi; 47,2% trẻ được bôi vì tưa miệng. Triệu chứng lâm sàng: thay đổi tri giác (40,4%), co giật (48,3%), da xanh (82%), nôn (61,8%), tiêu chảy (29,2%). Cận lâm sàng: 80% xquang có tăng cản quang đầu xương dài; giãn não thất 9,4%; xuất hiện sóng động kinh trên điện não đồ 19,4%. Dịch não tủy biến đổi với protein tăng cao (1,64 ± 1,36 g/l) trong khi tế bào bình thường hoặc tăng nhẹ (9,8 ± 24,89 bạch cầu). Nồng độ chì máu trung bình lúc nhập viện 108,39 ± 55,8 µg/dl. Sau 30 ngày điều trị nồng độ chì máu giảm 49,7%, sau 1 năm giảm 71,3% và chì niệu đã tăng thải nhanh tại T5 và T30 với  giá trị cao nhất là 5,664 mg/l. Tỷ lệ tử vong là 6/89 trẻ (6,7%). Kết luận: Biểu hiện lâm sàng của ngộ độc chì thường gặp là co giật, thay đổi tri giác và thiếu máu. Biến đổi dịch não tủy theo kiểu protein tăng, tế bào bình thường. Nồng độ chì máu giảm dần và chì niệu tăng dần trong quá trình điều trị. Tỷ lệ tử vong là 6,7%
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 6
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association ; 2021
    In:  Tạp chí Y học Việt Nam Vol. 507, No. 1 ( 2021-12-16)
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 507, No. 1 ( 2021-12-16)
    Abstract: Mục tiêu: Mô tả nguyên nhân phản vệ và đặc điểm lâm sàng theo nhóm nguyên nhân tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 129 trẻ phản vệ tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2017 đến 7/2021. Kết quả: 63,6% trẻ dưới 1 tuổi; tỷ lệ nam/nữ: 1,4/1, trong đó 64,3% người bệnh được chuyển lên từ các cơ sở y tế. Thuốc là nguyên nhân gây phản vệ cao nhất: 62,8%, vắc xin: 18,6%, thức ăn: 14%, côn trùng đốt 3,9%... Các triệu chứng lâm sàng của phản vệ đa dạng theo nhóm nguyên nhân: do thuốc biểu hiện ở tuần hoàn (91%) và thần kinh (88%); do vắc xin biểu hiện ở hệ tuần hoàn (92%), thần kinh (96%); do thức ăn và côn trùng biểu hiện nhiều ở da và niêm mạc (100%; 100%). Căn nguyên thuốc và vắc xin thường gây phản vệ mức độ nặng, độ 3 (64,2%; 54,2%) và độ 4 (12,3%; 8,3%). Kết luận: Thuốc là nguyên nhân gây phản vệ chủ yếu. Phản vệ do thuốc và vắc xin biểu hiện triệu chứng nhiều ở hệ tuần hoàn, thần kinh và thường ở mức độ nặng. Phản vệ do thức ăn và côn trùng chủ yếu gây triệu chứng ở niêm mạc.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 7
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 534, No. 1 ( 2024-01-15)
    Abstract: Mục tiêu: trình bày đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tủy thượng thận hai bên ở trẻ em. Phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng, mô tả một ca bệnh. Kết quả: Trẻ nam 14 tuổi, phát hiện tình cờ cao huyết áp sau khi khám sức khỏe do tai nạn giao thông ngã xe đạp. Khám lâm sàng: bệnh nhân không sờ thấy khối ở thành bụng, không có phản ứng thành bụng, mạch nhanh và huyết áp duy trì cao liên tục. Siêu âm bụng và chụp cắt lớp ghi nhận có khối u thượng thận 2 bên kích thước bên trái 8cm, bên phải 7cm. Xét nghiệm máu: giá trị các chỉ số trong công thức máu và đông máu cơ bản trong ngưỡng giới hạn bình thường. Chỉ số HVA niệu bình thường (2,34 micromol/l) và VMA niệu tăng (18,58 micromol/l). Bệnh nhân được chẩn đoán trước mổ là u tủy thượng thận 2 bên. Bệnh nhân được điều trị nội khoa ổn định huyết áp trước mổ. Bệnh nhân đã được nút động mạch thượng thận trái kết hợp phẫu thuật nội soi cắt u tuyến thượng thận 2 bên. Tình trạng ổn định sau phẫu thuật, bệnh nhân được ra viện sau 10 ngày. Kết quả giải phẫu bệnh là u sắc tố bào (pheochromocytoma) 2 bên, diện phẫu thuật không có u. Bệnh nhân được theo dõi và điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế sau mổ. Theo dõi tới thời điểm hiện tại sau 3 tháng phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân ổn định. Kết luận: U tủy thượng thận 2 bên rất hiếm gặp ở trẻ em. Phối hợp điều trị giữa các bác sỹ nội tiết, gây mê, ngoại khoa và phẫu thuật cắt u triệt để đem lại kết quả khả quan.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2024
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 8
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association ; 2022
    In:  Tạp chí Y học Việt Nam Vol. 519, No. 2 ( 2022-11-13)
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 519, No. 2 ( 2022-11-13)
    Abstract: Nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên mù đơn, có đối chứng so sánh tỷ lệ bỏ sót, tỷ lệ phát hiện polyp (PMR, PDR) và adenoma (AMR, ADR) ở đại tràng gần của nội soi đại tràng (NSĐT) có hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) và NSĐT truyền thống. Trong quá trình NSĐT, bác sĩ nội soi rút dây quan sát đại tràng gần 2 lần, mỗi lần tối thiểu 4 phút, và chỉ sử dụng ánh sáng trắng. Lần rút dây 1 có/không có AI hỗ trợ dựa trên bốc thăm ngẫu nhiên; lần rút dây 2 không có AI hỗ trợ. Polyp phát hiện được ghi nhận: kích thước, vị trí phát hiện, hình thái và kết quả sinh thiết. Kết quả: PMR, AMR, PDR, ADR tại đại tràng gần ở nhóm chứng lần lượt là 14,6%, 14,6%, 58,1%, 48,4%; ở nhóm can thiệp lần lượt là 16,1%, 13,0%, 72,4%, 58,6%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm. NSĐT có AI hỗ trợ có tỉ lệ bỏ sót và phát hiện polyp/adenoma ở đại tràng tương đương với NSĐT truyền thống, có khả năng sử dụng để đồng kiểm với bác sĩ nội soi.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 9
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 525, No. 1A ( 2023-04-12)
    Abstract: Mục tiêu: Phân tích chi phí hiệu quả của Roflumilast khi bổ sung vào phác đồ phối hợp bộ ba LABA/LAMA/ICS, so với phác đồ phối hợp bộ ba LABA/LAMA/ICS ở người bệnh COPD nặng và rất nặng tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô hình hóa sử dụng mô hình Markov gồm ba trạng thái chính: COPD nặng, COPD rất nặng, và tử vong. Nghiên cứu được thực hiện dưới quan điểm Bảo hiểm Y tế, khung thời gian phân tích 30 năm với chu kỳ 1 tháng. Kết quả: LABA/LAMA/ICS/Roflumilast có giá trị ICER là 168.577.946 VND/QALY tăng thêm so với phác đồ LABA/LAMA/ICS. Tuổi đầu vào mô hình, tần số chuyển từ trạng thái nặng sang rất nặng trong mỗi chu kỳ (tháng) đối với nhóm điều trị với LABA/LAMA/ICS/Roflumilast, tỷ lệ chiết khấu hiệu quả và chi phí, tỷ lệ tử vong chuẩn hóa cho trạng thái COPD nặng là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chi phí hiệu quả. Phân tích độ nhạy xác suất cho thấy với ngưỡng chi trả đề xuất bởi WHO là ba lần GDP bình quân đầu người, LABA/LAMA/ICS/ Roflumilast có xác suất đạt chi phí hiệu quả là 100% so với LABA/LAMA/ICS. Kết luận: Từ quan điểm của cơ quan chi trả, bổ sung Roflumilast vào phác đồ LABA/LAMA/ICS đạt chi phí hiệu quả so với LABA/LAMA/ICS ở người bệnh COPD nặng và rất nặng tại Việt Nam.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 10
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 527, No. 2 ( 2023-07-05)
    Abstract: Đặt vấn đề: Teo mật bẩm sinh (TMBS) và các bệnh xơ gan ứ mật là những chỉ định thường gặp nhất cho phẫu thuật ghép gan ở trẻ em. Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm và trung hạn phẫu thuật ghép gan từ người hiến sống điều trị TMBS ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 22 bệnh nhân (BN) được ghép gan từ người hiến sống tại bệnh viện Nhi trung ương từ tháng 7/2018 đến 11/2022. Kết quả: 22 BN trong đó có 10 BN nam (45,5%) và 12 BN nữ (54,5%). Tuổi trung vị 29,5 tháng (8 tháng – 14 tuổi). Cân nặng trung vị tại thời điểm phẫu thuật là 10,0 kg (7,5 – 26 kg). Mảnh ghép thùy gan trái được sử dụng ở 20 BN (91%), mảnh ghép gan phải được sử dụng ở 2 BN (9%), trong đó 9 BN (40,9%) bất đồng nhóm máu ABO. Không có biến chứng nào gặp phải ở người cho gan. 54,6% BN sau mổ có kết quả tốt. Chảy máu sau mổ (4 BN, 18,2%), hẹp tĩnh mạch gan (4 BN, 18,2%), rò dưỡng chấp kéo dài sau mổ (5 BN, 22,7%), 1 BN hẹp động mạch gan (4,5%), 1 BN thủng ruột sau mổ (4,5%) được mổ lại làm hậu môn nhân tạo, 1 BN tử vong sớm sau mổ (4,5%) do rối loạn đông máu, 1 BN (4,5%) tử vong sau 3 tháng do tình trạng nhiễm trùng tiến triển. Tỷ lệ sống sau 3 năm là 88,1%. Kết luận: Ghép gan là phương pháp điều trị có hiệu quả cho những trẻ bị TMBS với kết quả tốt sau 3 năm đạt 88,1%.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. More information can be found here...