GLORIA

GEOMAR Library Ocean Research Information Access

Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
Filter
  • Tap chi Y hoc du phong (Vietnam Journal of Preventive Medicine-VJPM)  (6)
  • 1
    In: Tạp chí Y học Dự phòng, Tap chi Y hoc du phong (Vietnam Journal of Preventive Medicine-VJPM), Vol. 33, No. 3 Phụ bản ( 2023-09-11), p. 123-130
    Abstract: Một nghiên cứu cắt ngang trên 400 nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) được triển khai tại Nghệ An năm 2022 nhằm mô tả thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan. Tuân thủ điều trị là đảm bảo uống thuốc đúng giờ, đúng cách và không quên uống thuốc lần nào trong 1 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị trong 1 tháng qua là 54,8%. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy các yếu tố làm tăng tuân thủ điều trị PrEP của nhóm MSM là: Không gặp tác dụng phụ của thuốc (OR = 1,85; KTC 95%: 1,01 - 3,15), không khó chịu với hương vị của thuốc (OR = 2,25; KTC 95%: 1,21 - 4,02), khoảng cách từ nhà đến phòng khám dưới 10km (OR = 1,84;KTC 95%: 1,03 - 3,27), thời gian chờ khám và lấy thuốc nhanh chóng (OR = 1,73; KTC 95%: 1,60 - 4,19) và không gặp khó khăn trong việc đến khám và nhận thuốc tại phòng khám (OR = 3,94; KTC 95%: 2,28 - 6,81). Nâng cao vai trò tư vấn của cán bộ cung cấp dịch vụ, cải thiện quy trình khám và cấp thuốc và mở rộng mạng lưới cơ sở cấp phát thuốc PrEP là các chiến lược sẽ đem lại hiệu quả nhằm tăng tuân thủ điều trị PrEP ở quần thể MSM.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 0868-2836
    Language: Unknown
    Publisher: Tap chi Y hoc du phong (Vietnam Journal of Preventive Medicine-VJPM)
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    In: Tạp chí Y học Dự phòng, Tap chi Y hoc du phong (Vietnam Journal of Preventive Medicine-VJPM), Vol. 30, No. 9 ( 2021-04-25), p. 51-58
    Abstract: Health literacy refers to the degree to which people can access and understand health information, as well as communicate their health needs to service providers. The scale has been standardized and divided into 3 groups: Health care, prevention of disease, health promotion. Children under 3 years have immature immunological system, which can affect their development in the future. However, the health management, diseases treatment, and diseases prevention of children younger than 3 years of age depend signifcantly on the health literacy of their mothers. This study aims to describe the health literacy of mothers who have children under 3 years and some factors affecting their health literacy. Data were collected on 389 mothers of children younger than 3 years who take their children to the vaccination clinics at Hanoi Medical University and latent analysis was conducted to identify class of health literacy within the sample. Three health literacy classes were identifed. The lowest mean health literacy index was within the disease prevention dimension, where the largest number of respondents showed limited health literacy. Three distinct health literacy level were identifed and termed low (n = 35.9%), moderate (n = 243, 62.5%) and high health literacy (n = 111, 28.5%). We found that higher scores of Health Literacy Scores (HLS) closely correlated with higher educational levels, the job of mothers, the age of children and the frequency of searching for health information using the internet. There were signifcant better overall scores in HLS among parents with higher education levels (university degree or higher with more than under high school graduated).
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 0868-2836
    Language: Unknown
    Publisher: Tap chi Y hoc du phong (Vietnam Journal of Preventive Medicine-VJPM)
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    In: Tạp chí Y học Dự phòng, Tap chi Y hoc du phong (Vietnam Journal of Preventive Medicine-VJPM), Vol. 31, No. 3 ( 2021-06-12), p. 9-17
    Abstract: Hệ thống giám sát tử vong là một trong những hệ thống giám sát nhằm theo dõi sự biến đổi về mô hình bệnh tật và là cơ sở định hướng cho các can thiệp trong phòng bệnh một cách hiệu quả. Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định tính và định lượng, nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả thực trạng và khó khăn trong hoạt động giám sát tử vong ở cộng đồng tại các trạm y tế thuộc 2 huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và Thạch Thất, thành phố Hà Nội năm 2017. Kết quả cho thấy các trạm y tế đã thực hiện ghi nhận, thống kê thông tin ca tử vong trong cộng đồng theo sổ A6/YTCS. Tuy nhiên, hoạt động này chưa đồng đều, bài bản và thông tin tử vong chủ yếu thu thập từ y tế thôn/xóm. 21/50 trạm y tế xã chưa có cán bộ chuyên trách về giám sát tử vong, 22/50 trạm y tế chưa có cán bộ được tập huấn. Các trạm y tế xã còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động giám sát tử vong tại cộng đồng vì thiếu công cụ để điều tra. Các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về chẩn đoán nguyên nhân tử vong và mã hoá theo ICD10 cần được xây dựng và được sử dụng như là tài liệu trong các lớp tập huấn nhằm nâng cao kĩ năng cho cán bộ trạm y tế xã và y tế thôn/ xóm.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 0868-2836
    Language: Unknown
    Publisher: Tap chi Y hoc du phong (Vietnam Journal of Preventive Medicine-VJPM)
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 4
    Online Resource
    Online Resource
    Tap chi Y hoc du phong (Vietnam Journal of Preventive Medicine-VJPM) ; 2021
    In:  Tạp chí Y học Dự phòng Vol. 30, No. 9 ( 2021-04-25), p. 34-41
    In: Tạp chí Y học Dự phòng, Tap chi Y hoc du phong (Vietnam Journal of Preventive Medicine-VJPM), Vol. 30, No. 9 ( 2021-04-25), p. 34-41
    Abstract: The objective of a cross sectional study is to describe the situation of human papillomavirus (HPV) infection and risk behaviours among 800 men who have sex with men (MSM) in Hanoi and Ho Chi Minh City (HCMC) from December 2017 to May 2018 using respondent - driven sampling method (RDS). The results showed that the prevalence of any type of HPV infection was 29.8% (33% in HCMC, 26.5% in Hanoi) and the prevalence of any high - risk type of HPV infection was 24.0% (29.0% in HCMC, 19.0% in Hanoi). The risk behaviours to HPV among MSM in both cities included: Alcohol use (69.9%), smoking (30.7%), drug use (8.5%), having frst sexual intercourse under 18 years old (31.8%), having group sex (10.5%), having sex with both men and women (21.7%). The factors which had statistically signifcant differences with HPV status in MSM group included: City, age group, and marital status. These results showed that there is a need for medical interventions for MSM to improve individual health as well as to minimize the transmission of HPV in this population.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 0868-2836
    Language: Unknown
    Publisher: Tap chi Y hoc du phong (Vietnam Journal of Preventive Medicine-VJPM)
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 5
    In: Tạp chí Y học Dự phòng, Tap chi Y hoc du phong (Vietnam Journal of Preventive Medicine-VJPM), Vol. 31, No. 9 Phụ bản ( 2021-12-22), p. 25-33
    Abstract: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá kết quả can thiệp theo nguyên lý y học gia đình đến hoạt động sàng lọc/phát hiện, quản lý điều trị (QLĐT) tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ) tại toàn bộ 147 trạm y tế (TYT) xã của 7 huyện thuộc 7 tỉnh (Bắc Ninh, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình) năm 2019 - 2020. Các can thiệp bao gồm hội thảo vận động chính sách, cải thiện sự sẵn có thuốc thiết yếu, tập huấn cho cán bộ y tế xã và y tế thôn/cộng tác viên y tế. Hiệu quả can thiệp được đánh giá trước, trong và sau can thiệp. Kết quả cho thấy các can thiệp đã mang lại những tác động tích cực đến đến hoạt động sàng lọc/phát hiện và QLĐT THA, ĐTĐ tại các TYT xã. Cụ thể, tỷ lệ TYT xã triển khai sàng lọc/phát hiện THA, ĐTĐ tăng từ 3,4% lên 90,5%. Tỷ lệ người ≥ 40 tuổi trên địa bàn được sàng lọc THA tăng từ 0% lên 60,6% và được sàng lọc ĐTĐ tăng từ 0 lên 34,8%. Tỷ lệ TYT xã triển khai QLĐT THA tăng từ 16,3% lên 97,2%. Tỷ lệ người bệnh THA được quản lý điều trị tại TYT tăng từ 0,7% lên 18,9% và tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị tăng từ 48,7% lên 55,2%. Các can thiệp cũng đã bước đầu cải thiện hoạt động QLĐT ĐTĐ tại 2/7 huyện.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 0868-2836
    Language: Unknown
    Publisher: Tap chi Y hoc du phong (Vietnam Journal of Preventive Medicine-VJPM)
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 6
    Online Resource
    Online Resource
    Tap chi Y hoc du phong (Vietnam Journal of Preventive Medicine-VJPM) ; 2021
    In:  Tạp chí Y học Dự phòng Vol. 31, No. 9 Phụ bản ( 2021-12-22), p. 297-302
    In: Tạp chí Y học Dự phòng, Tap chi Y hoc du phong (Vietnam Journal of Preventive Medicine-VJPM), Vol. 31, No. 9 Phụ bản ( 2021-12-22), p. 297-302
    Abstract: Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả thực trạng dinh dưỡng và phân tích một số yếu tố liên quan của trẻ em trường mầm non Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên năm 2020. Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 399 trẻ em tại trường. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa theo chuẩn tăng trưởng của WHO năm 2007. Các yếu tố liên quan được thu thập bằng phiếu phỏng vấn điều tra người nuôi dưỡng trẻ. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 5,0%, thể thấp còi là 7,8% và thể gầy còm là 4,3%, tỷ lệ thừa cân, béo phì là 9,3%. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về các tỷ lệ này. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ với trình độ học vấn và kiến thức của người nuôi dưỡng trẻ trong phòng chống suy dinh dưỡng (p 〈 0,05). Có mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ với kiến thức, thực hành của người nuôi dưỡng trẻ trong phòng chống thừa cân, béo phì (p 〈 0,05). Cần tăng cường các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt giáo dục truyền thông cho bà mẹ, người chăm sóc trẻ về kiến thức thực hành phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì trẻ em.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 0868-2836
    Language: Unknown
    Publisher: Tap chi Y hoc du phong (Vietnam Journal of Preventive Medicine-VJPM)
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. More information can be found here...