GLORIA

GEOMAR Library Ocean Research Information Access

Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
Filter
  • Pham Ngoc Thach University of Medicine  (5)
Material
Publisher
  • Pham Ngoc Thach University of Medicine  (5)
Language
Years
  • 1
    Online Resource
    Online Resource
    Pham Ngoc Thach University of Medicine ; 2022
    In:  Pham Ngoc Thach Journal of Medicine and Pharmacy , No. 2022 - Volume 1.4 ( 2022-12-1)
    In: Pham Ngoc Thach Journal of Medicine and Pharmacy, Pham Ngoc Thach University of Medicine, , No. 2022 - Volume 1.4 ( 2022-12-1)
    Abstract: - Đặt vấn đề: Chúng tôi trình bày 1 trường hợp u tinh hoàn lành tính ít gặp, phát hiện tình cờ ở BN nam hiếm muộn, cần chẩn đoán phân biệt với ung thư tinh hoàn, và tổng quan y văn về u tinh hoàn ở BN hiếm muộn có bất thường tinh dịch đồ. - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo trường hợp bệnh và tổng quan y văn. - Kết quả: BN nam, sinh năm 1995, khám hiếm muộn và được phát hiện 1 khối chắc ở cực trên tinh hoàn phải, khoảng 2 x 2 cm, không đau. Tinh dịch đồ có tình trạng thiểu, nhược và quái tinh. Khảo sát trục nội tiết hạ đồi - tuyến yên - tinh hoàn ghi nhận suy sinh dục nam và nồng độ FSH máu bình thường. Các dấu ấn sinh học của u tinh hoàn trong giới hạn bình thường. Siêu âm và MRI tinh hoàn có tiêm gadolinium gợi ý u dạng biểu bì ở tinh hoàn phải. Phẫu thuật cắt bỏ u qua ngã bẹn kết hợp sinh thiết lạnh u và mô tinh hoàn ân cận. Giải phẫu bệnh lý: u bọc, lót thượng bì Malpighi, lòng bọc có chất sừng, calci hóa, quanh bọc có phản ứng viêm; không thấy tế bào ác tính trong nhu mô tinh hoàn. - Kết luận: Bệnh sử chi tiết, khám thực thể cẩn thận, kết hợp siêu âm và MRI, và các dấu ấn sinh học của u tinh hoàn, có thể giúp chẩn đoán trước mổ u bọc dạng thượng bì của tinh hoàn và bảo tồn tinh hoàn khi kết hợp sinh thiết lạnh trong mổ. Bảo tồn tinh hoàn nhằm duy trì khả năng sinh tinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở BN nam hiếm muộn với mong muốn được làm bố sinh học. Abstract - Introduction: We presented a rare benign tumor of the testis which was accidentally diagnosed in an oligo - astheno - terato - zoospermic man and needed to be differentiated from a testis cancer. We also reviewed the medical literature regarding testicular tumors in infertile men with abnormal semen analysis. - Patients and Methodologies: A case report and review of medical literature. - Results: A man born in 1995 consulted for infertility and had a palpable, firm and painless mass of 2 x 2 cm at the upper pole of the right testis. Semen analysis demonstrated an oligo - astheno - terato - zoospermia. Endocrine examination of the hypothalamic - p ituitary - gonadal axis showed the hypogonadism and a normal level of serum FSH (follicle - stimulating hormone). Biomarkers of testis tumors (αFP, βhCG and LDH) were within normal ranges. Testis ultrasonography and MRI evoked an epidermoid tumor of the testis. Testicular tumor was excised via an inguinal incision in the presence of an instant biopsy of the tumor and surrounding testicular parenchyma. Pathology revealed a cavity consisting of squamous epithelial cells containing keratin and non - nucleated keratic flakes in the absence of atypia or elements of teratoma. - Conclusions: A thorough medical history and a rigorous physical examination of the testis in combination with testis ultrasonography and MRI, as well as biomarkers of testis tumors, suggests a testicular epidermoid tumor prior to surgery and facilitates the testis - sparing surgery in the presence of intraoperative instant biopsy. Conservative management of the testis maximizes the chance of infertile men to become a biological father.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2815-6366 , 2815-6366
    URL: Issue
    Language: Vietnamese
    Publisher: Pham Ngoc Thach University of Medicine
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    Online Resource
    Online Resource
    Pham Ngoc Thach University of Medicine ; 2022
    In:  Pham Ngoc Thach Journal of Medicine and Pharmacy , No. 2022 - Volume 1.4 ( 2022-12-1)
    In: Pham Ngoc Thach Journal of Medicine and Pharmacy, Pham Ngoc Thach University of Medicine, , No. 2022 - Volume 1.4 ( 2022-12-1)
    Abstract: - Đặt vấn đề: Hội chứng Klinefelter là một nhóm triệu chứng do có ≥ 2 nhiễm sắc thể (NST) X ở nam giới. Nguyên nhân do không phân ly các NST giới tính từ bố hoặc mẹ trong quá trình tạo tinh trùng và trứng. Mất đoạn NST Y có thể làm tăng nguy cơ không phân ly. Chúng tôi khảo sát tỷ lệ và đặc điểm mất đoạn AZF (azoospermic factor) ở BN Klinefelter và so sánh với BN vô tinh không bế tắc 46,XY để đánh giá liên hệ giữa mất đoạn AZF và hội chứng Klinefelter. - Phương pháp nghiên cứu: 396 BN thiểu tinh và vô tinh có kết quả NST đồ và AZF từ 5/2018 đến 5/2021, được hồi cứu hồ sơ, ghi nhận kết quả thăm khám lâm sàng, tinh dịch đồ và nội tiết tố sinh dục nam. Trong đó, có 24 BN Klinefelter và 131 BN vô tinh không bế tắc 46,XY. - Kết quả: Tỷ lệ mất đoạn AZF là 25% ở BN Klinefelter và 34,4% ở BN vô tinh không bế tắc 46,XY (χ2, p=0,370). 6 BN Klinefelter bị mất đoạn AZFc (gồm 5 gr/gr và 1 b2/b4) so với 4 AZFbc và 41 AZFc (gồm 8 b2/b4, 29 gr/gr và 4 b2/b3) ở BN vô tinh không bế tắc 46,XY (Fisher’s Exact, p=1). Tỷ lệ suy sinh dục nam là 70,8% ở BN Klinefelter và 32,8% ở BN vô tinh không bế tắc 46,XY (χ2, p 〈 0,0001). BN Klinefelter có nồng độ FSH và LH máu cao hơn BN vô tinh không bế tắc 46,XY (T, p 〈 0,0001). Không khác biệt về tuổi và thời gian từ khi lập gia đình đến khi chẩn đoán nguyên nhân hiếm muộn giữa 2 nhóm nghiên cứu. 2/4 BN Klinefelter được làm mTESE và tìm thấy tinh trùng và tinh tử kéo đuôi có thể dùng làm ROSI. - Kết luận: Mất đoạn AZF tương đối phổ biến ở BN Klinefelter, tỷ lệ và hình thức mất đoạn AZF không khác biệt với BN vô tinh không bế tắc 46,XY. Do đó, các mất đoạn NST Y này có thể không phải là nguyên nhân của các NST X thừa số và vì thế, không làm tăng nguy cơ hội chứng Klinefelter. Abstract - Introduction: Klinefelter’s syndrome is a group of symptoms due to the presence of 2 or more X - chromosomes in male. Numerical X - chromosome aberrations arise by non-disjunction of parental or maternal sex-chromosomes either during meiotic divisions occurring in germ - cell development or in early embryonic mitotic cell divisions. Y - chromosome deletions is considered to increase the risk of non-disjunction. We investigated the frequencies and characteristics of AZF (azoospermic factor) microdeletions in patients with Klinefelter’s syndrome and compared to nonobstructive azoospermic (NOA) patients with normal karyotype (46,XY) in order to assess the association between AZF microdeletions and Klinefelter’s syndrome. - Patients and Methods: 396 oligo - and oligo - and azoospermic patients who had karyotype and AZF - microdeletion analyses from May 2018 to May 2021 were retrospectively studied. Clinical examination, semen analysis and male sex - hormones were evaluated. There were 24 patients with Klinefelter’s syndrome and 131 NOA patients with 46,XY. - Results: The rate of AZF microdeletions was of 25% in patients with Klinefelter’s syndrome and of 34,4% in NOA patients with 46,XY (χ2 test, p = 0,370). 6 patients with Klinefelter’s syndrome suffered from AZFc microdeletions (including 6 gr/gr and 1 b2/b4) in comparison with 4 AZFbc and 41 AZFc microdeletions (including 8 b2/b4, 29 gr/gr and 4 b2/b3) in NOA patients with 46,XY (Fisher’s Exact test, p = 1). The rate of hypogonadism was of 70,8% in patients with Klinefelter’s syndrome and of 32,8% in NOA patients with 46,XY (χ2 test, p 〈 0,0001). Patients with Klinefelter’s syndrome had higher serum FSH and LH levels than NOA patients with 46,XY (T test, p 〈 0,0001). No significant difference was observed in terms of patient age and duration between date of marriage and date of causal diagnosis of infertility between the 2 study groups. 2/4 patients with Klinefelter’s syndrome underwent mTESE procedures and found mature sperm and spermatids that can be used in ROSI procedures. - Conclusions: AZF microdeletions are quite common in patients with Klinefelter’s syndrome, in which the frequencies and types of AZF microdeletions are not significantly different from those in NOA patients with 46,XY. Therefore, these Y - chromosome deletions might not be the cause of supernumerary X - chromosomes, and as a result, could not enhance the risk of Klinefelter’s syndrome.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2815-6366 , 2815-6366
    URL: Issue
    Language: Vietnamese
    Publisher: Pham Ngoc Thach University of Medicine
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    Online Resource
    Online Resource
    Pham Ngoc Thach University of Medicine ; 2022
    In:  Pham Ngoc Thach Journal of Medicine and Pharmacy , No. 2022 - Volume 1.3 ( 2022-9-1)
    In: Pham Ngoc Thach Journal of Medicine and Pharmacy, Pham Ngoc Thach University of Medicine, , No. 2022 - Volume 1.3 ( 2022-9-1)
    Abstract: - Đặt vấn đề: Chậm và không xuất tinh (XT) là rối loạn tình dục ít gặp (1 - 4% nam giới), tác động tiêu cực trên đời sống tinh thần và tình dục của cả nam lẫn nữ, và có thể gây hiếm muộn. Chúng tôi trình bày 1 trường hợp hiếm muộn do không XT và tổng quan y văn về hiếm muộn nam liên quan đến chậm và không XT. - Bệnh án lâm sàng: BN nam sinh năm 1991, lập gia đình 12/2018, không thể XT và đạt đỉnh khoái cảm khi quan hệ tình dục (2 - 3 lần/tuần) dù có thể duy trì cương kéo dài. BN thủ dâm gần như mỗi ngày khi độc thân và 3 - 4 lần/tuần từ khi lập gia đình, theo cách đặc thù của mình. XT và đạt đỉnh khoái cảm khi thủ dâm với dương vật vẫn mềm. Tinh dịch đồ và nội tiết tố sinh dục nam huyết thanh trong giới hạn bình thường. Dù dương vật bị cong về mặt bụng khoảng 30o, BN không bị trở ngại khi quan hệ ngã âm đạo. - Kết luận: Không XT khi quan hệ liên quan đến tâm lý và hành vi thủ dâm từ lúc dậy thì, dẫn đến hiếm muộn khi lập gia đình là tình huống bất thường, hiếm gặp. Giải thích nguyên nhân và tư vấn tâm lý tình dục cho BN để thay đổi thói quen tình dục là cần thiết, tuy nhiên, hiệu quả cần thời gian lâu dài, sự hợp tác của BN và cả người vợ, và có thể khó đánh giá. Giải pháp trước mắt là áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để giải quyết nhu cầu có con của cặp vợ chồng này. Abstract - Introduction: Delayed ejaculation and anejaculation are rare male sexual dysfunctions (1 - 4%), which has negative impact on both male and female sexual life and could lead to infertility. We presented a male infertility due to anejaculation and reviewed the medical literature regarding this problem. - Study patients: A 29 - years - old man, who got married in Dec 2018, complained of anaejaculation and lack of orgasm in sexual intercourses (2 - 3 times/week) even though he could maintain a prolonged erection. This man masturbated in his own way nearly everyday when he was a bachelor and 3 - 4 times/week since marriage. He could achieve orgasm and ejaculation under masturbation with little penile erection. His semen analysis and sexual hormone profile were within the normal physiological range. Although his penis is curved ventrally up to 30o, he had no problem via vaginal coitus. - Conclusions: Anejaculation during sexual intercourse which might be related to idiosyncratic and frequent masturbation behavior since puberty and during marital life is rare and abnormal cause ofinfertility in this young couple. Medical investigation and sexual consultation seem necessary to modify patient’s sexual attitude and habit, however, its effectiveness takes time and needs a close cooperation of this man and his wife. Short - term medical interventions should be assisted reproductive techniques to meet urgent desire of this couple.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2815-6366 , 2815-6366
    URL: Issue
    Language: Vietnamese
    Publisher: Pham Ngoc Thach University of Medicine
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 4
    Online Resource
    Online Resource
    Pham Ngoc Thach University of Medicine ; 2022
    In:  Pham Ngoc Thach Journal of Medicine and Pharmacy , No. 2022 - Volume 1.4 ( 2022-12-1)
    In: Pham Ngoc Thach Journal of Medicine and Pharmacy, Pham Ngoc Thach University of Medicine, , No. 2022 - Volume 1.4 ( 2022-12-1)
    Abstract: Sự ra đời của kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI: intracytoplasmic sperm injection) năm 1992 đã cho phép thụ tinh với tinh trùng lấy từ nam giới vô tinh. Trong vô tinh không bế tắc (NOA: nonobstructive azoospermia), thường khó lấy được tinh trùng do có rất ít hoặc không có tinh trùng trưởng thành và sinh tinh thường khu trú, rải rác trong tinh hoàn. Vì vậy, các kỹ thuật lấy tinh trùng tinh hoàn đã có nhiều cải tiến nhằm tăng tỷ lệ tìm thấy tinh trùng (hiệu quả) và giảm thiểu biến chứng (an toàn) cho bệnh nhân. Phân tích Cochrane y văn không tìm thấy các thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng, làm cơ sở khoa học cho khuyến cáo kỹ thuật này so với kỹ thuật khác vì mỗi kỹ thuật có ưu và khuyết điểm riêng. Khuyến cáo duy nhất là chọn lựa kỹ thuật ít xâm lấn nhất và đơn giản nhất có thể để lấy tinh trùng tinh hoàn. Suy sinh dục nam sau các thủ thuật lấy tinh trùng tinh hoàn có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe nam giới. Các tiến bộ kỹ thuật trong tương lai liên quan đến kỹ thuật lấy tinh trùng tinh hoàn, nhận diện tinh trùng ở phòng lab IVF, và các kỹ thuật mới giúp tăng tỷ lệ tinh trùng sống sau đông và rã đông… chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến khả năng y học giúp nam giới NOA có thể được làm bố sinh học. Abstract The advent of intracytoplasmic sperm injection (ICSI) in 1992 allows the possibility of conception with sperms retrieved from azoospermic men. In nonobstructive azoospermia (NOA) or testicular failure, it’s often difficult to retrieve sperms due to the presence of few mature sperms and patchy spermatogenesis in the testis. Therefore, the field of testicular sperm retrieval has witnessed tremendous changes to increase sperm retrieval rates (higher sperm yields) and minimize surgical complications (more safety). A Cochrane review of the literature on techniques of testicular sperm retrieval found a lack of randomized controlled trials to recommend any one testicular sperm retrieval technique over another for NOA as each has its strengths and limitations. The only solid recommendation was to select the least invasive and simplest technique for testicular sperm retrieval whenever possible. Hypogonadism after testicular sperm retrieval procedures could have large and durable effects on man health and overall quality of life. Future advances in testicular sperm retrieval procedures, sperm identification in the IVF laboratory, and novel technologies to increase the yield of viable sperm after freezing and thawing... will certainly have major impact on the medical ability to help NOA men to become biological fathers.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2815-6366 , 2815-6366
    URL: Issue
    Language: Vietnamese
    Publisher: Pham Ngoc Thach University of Medicine
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 5
    Online Resource
    Online Resource
    Pham Ngoc Thach University of Medicine ; 2022
    In:  Pham Ngoc Thach Journal of Medicine and Pharmacy , No. 1 - Volume 1 ( 2022-3-1)
    In: Pham Ngoc Thach Journal of Medicine and Pharmacy, Pham Ngoc Thach University of Medicine, , No. 1 - Volume 1 ( 2022-3-1)
    Abstract: Đặt vấn đề: Mất đoạn AZF (azoospermic factor) là nguyên nhân di truyền thường gặp nhất gây hiếm muộn nam. Tầm soát AZF được khuyến cáo khi giảm số lượng tinh trùng. Nghiên cứu xác định tần suất và đặc điểm mất đoạn AZF ở nam giới hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương. Phương pháp nghiên cứu: 526 BN hiếm muộn nam có kết quả mất đoạn AZF, thăm khám lâm sàng, tinh dịch đồ, nội tiết tố sinh dục nam, và nhiễm sắc thể (NST) đồ được hồi cứu hồ sơ từ 5/2018 đến 5/2021. Có 4 nhóm BN: vô tinh, thiểu tinh rất nặng, nặng và vừa hay nhẹ. Kết quả: Tỷ lệ mất đoạn AZF là 25,9% (136 BN), gồm AZFc (92,6%) và AZFbc (7,4%). AZFc bán phần và toàn phần (b2/b4) lần lượt chiếm 85,7% và 14,3%. AZFc bán phần gồm gr/gr (89,8%) và b2/b3 (10,2%). Tỷ lệ mất đoạn AZF tăng theo mức độ giảm số lượng tinh trùng: cao nhất ở vô tinh không bế tắc (33,5%) và thiểu tinh rất nặng (32,9%), và thấp hơn ở thiểu tinh nặng (23,9%) (χ2 test, p 〈 0.0001). Mất đoạn AZF cũng ghi nhận ở 11,1% thiểu tinh vừa hay nhẹ. 38/396 BN (9,6%) được làm NST đồ có bất thường NST, gồm hội chứng Klinefelter (24), thể khảm 45X/46XY [1] , đảo đoạn/chuyển đoạn [9], và bất thường cấu trúc NST khác [4] . Tỷ lệ mất đoạn AZF ở NST đồ bình thường và bất thường là 25,9% và 26,3%. Tỷ lệ mất đoạn AZF ở vô tinh không bế tắc 46XY, hội chứng Klinefelter, chuyển đoạn/đảo đoạn NST và bất sản ODT bẩm sinh lần lượt là 34,4%, 25%, 22,2% và 11,4%. Một thể khảm 45X/46XY cũng kèm mất đoạn AZF. Kết luận: Mất đoạn AZF khá phổ biến ở nam giới hiếm muộn do giảm số lượng tinh trùng nặng ( 〈 5 x 106/mL) và có thể xảy ra đồng thời với bất thường NST. Vì mất đoạn AZF cũng gặp ở 1 trên 10 BN thiểu tinh vừa hay nhẹ, cân nhắc chỉ định tầm soát AZF theo khuyến cáo và thực tế ở Việt Nam cũng như các yếu tố khác của cặp vợ chồng hiếm muộn. Abstract Introduction: AZF (azoospermic factor) microdeletions are the most common genetic cause of male infertility. AZF microdeletion screening is recommended in case of reduced sperm counts. This study was aimed at determining the frequencies and characteristics of AZF microdeletions at Hung Vuong hospital. Patients and Methods: 526 infertile men whose medical records contained information about physical examination, spermatogram, male sex hormones, AZF microdeletion and karyotype were recruted between May 2018 and May 2021. Patients were categorized in 4 groups: azoospermia and very severe / severe / moderate or mild oligozoospermia. Results: The rate of AZF microdeletions was of 25.9% (136 patients), consisting of AZFc (92.6%) and AZFbc (7.4%). Partial and complete AZFc microdeletions were of 85.7% and 14.3%, respectively. Partial AZFc microdeletions included gr/gr (89.8%) and b2/b3 (10.2%). The rate of AZF microdeletions increased with the severity of sperm count reduction: higher in nonobstructive azoospermia (33.5%) and very severe oligozoospermia (32.9%), and lower in severe oligozoospermia (23.9%) (χ2 test, p 〈 0.0001). AZF microdeletions were found in 11.1% of moderate or mild oligozoospermia. 38/396 patients (9.6%) who were indicated for karyotype had chromosomal disorders, including Klinefelter’s syndrome (24), 45X/46XY mosaicism [1] , inversion/translocation [9], and other chromosomal structural anomalies [4] . The rate of AZF microdeletions among patient with and without chromosomal anomalies were similar (25.9% and 26.3%, respectively). The rates of AZF microdeletions were 34.4%, 25%, 22.2% and 11.4%, respectively, in nonobstructive azoospermia with 46XY karyotype, Klinefelter’s syndrome, inversion/translocation, and congenital absence of vas deferens. One 45X/46XY mosaicism patient had AZF microdeletion. Conclusions: AZF microdeletions are quite common in infertile men caused by severely reduced sperm counts ( 〈 5 x 106/mL) and could occur simultaneously with chromosomal anomalies. Since AZF microdeletions could be found in approximately one over ten oligozoospermic patients, AZF microdeletion screening should be considered in respect of global and regional recommendations, clinical practice in Vietnam and infertile couples’ related factors.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2815-6366 , 2815-6366
    URL: Issue
    Language: Vietnamese
    Publisher: Pham Ngoc Thach University of Medicine
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. More information can be found here...