GLORIA

GEOMAR Library Ocean Research Information Access

Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
  • 1
    In: Tạp chí Y học Cộng đồng, Institute of Community Health, Vol. 64, No. 4 ( 2023-07-28)
    Abstract: Đặt vấn đề: Bệnh lý tiết niệu là một trong những lĩnh vực chưa được quan tâm, chăm sóc đúng mức, các nghiên cứu về bệnh lý thận tiết niệu trong cộng đồng còn hạn chế, việc tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh là cần thiết và có ý nghĩa đối với người bệnh. Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng bệnh thận tiết niệu ở người trưởng thành tại các xã huyện Ứng Hoà, Hà Nội năm 2022. Phương pháp: Điều tra cắt ngang. Nghiên cứu thu thập thông tin từ 589 đối tượng đến khám sàng lọc ở một số xã tại huyện Ứng Hoà, Hà Nội. Các đối tượng được khám lâm sàng, thực hiện một số chỉ định xét nghiệm và phỏng vấn bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Số liệu được nhập bằng Excel và phân tích bằng SPSS 20.0. Kết quả và kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, 12,2% đổi tượng nghiên cứu (ĐTNC) bị sỏi tiết niệu và 87,8% ĐTNC không bị sỏi tiết niệu. Tuổi có liên quan đến thể tích tuyến tiền liệt, tuổi càng cao thể tích tuyến tiền liệt càng to (p 〈 0,05). Giới tính và huyết áp có liên quan đến eGFR: nam giới có eGFR cao hơn nữ giới, đối tượng có bệnh lý tăng huyết áp có eGFR thấp hơn đối tượng không có bệnh tăng huyết áp. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa bệnh lý đái tháo đường và eGFR (p 〉 0,05).
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-0613
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Institute of Community Health
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    In: Tạp chí Y học Cộng đồng, Institute of Community Health, Vol. 64, No. 4 ( 2023-07-03)
    Abstract: Đặt vấn đề: Tại Việt nam các nghiên cứu về bệnh lý thận tiết niệu trong cộng đồng còn hạn chế, dovậy việc khảo sát thông tin về thực trạng mắc bệnh thận tiết niệu sẽ giúp chúng ta chủ động trongphòng ngừa và kiểm soát bệnh được tốt hơn.Mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm người trưởng thành mắc bệnh thận tiết niệu tại các xã huyện Ứng Hòa,Hà Nội, năm 2022; (2) Mô tả thực trạng mắc bệnh thận tiết niệu ở người trưởng thành tại các xãhuyện Ứng Hòa, Hà Nội, năm 2022.Phương pháp: Điều tra cắt ngang. Nghiên cứu thu thập thông tin từ 589 đối tượng đến khám sànglọc ở một số xã tại huyện Ứng Hoà, Hà Nội. Các đối tượng được khám lâm sàng, thực hiện một sốchỉ định xét nghiệm và phỏng vấn bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Số liệu được nhập bằng Excel vàphân tích bằng SPSS 20.0.Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi trung bình của ĐTNC (56,8 ± 14.4 tuổi); trong đó namgiới (59,1%), nữ giới (40,9%). Tình trạng mắc các bệnh nền: Tăng huyết áp (27,5%), đái tháo đường(16,3%), bệnh tim mạch (5,8%). eGFR giảm nhẹ gặp nhiều nhất (63,5%). Thể tích tuyến tiền liệt gặpnhiều nhất là nhóm 20-40 ml (53,4%). Tỷ lệ bạch cầu niệu (+) là 32,4%, tỷ lệ Nitrit niệu (+) là 7,1%,tỷ lệ hồng cầu niệu (+) là 15,1% và tỷ lệ glucose niệu (+) là 4,6%. Tỷ lệ nam bị sỏi tiết niệu là 8,1%,nữ là 18,3%, tỷ lệ chung là 12,2%.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-0613
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Institute of Community Health
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    In: Tạp chí Y học Cộng đồng, Institute of Community Health, Vol. 64, No. 1 ( 2022-12-27)
    Abstract: Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng hoạt động thể lực của sinh viên trường Đại học Y Hà Nộinăm 2022 và phân tích một số yếu tố liên quan.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 306 sinh viên trường Đạihọc Y Hà Nội bằng bộ công cụ IPAQ-SF. Phân loại và đánh giá hoạt động thể lực dựa trên IPAQ-SFvà theo mức khuyến nghị của WHO.Kết quả: Trong số các đối tượng nghiên cứu, 39 sinh viên (12,8%) hoạt động thể lực ở mức độ cao,118 sinh viên ở mức độ trung bình (38,6%) và 149 sinh viên hoạt động ở mức độ thấp (48,7%). Tỷ lệsinh viên hoạt động thể lực đạt theo khuyến nghị của WHO chỉ đạt mức 35,3%. Có mối liên quan cóý nghĩa thống kê giữa HĐTL với 4 đặc điểm về giới tính, năm học, BMI và chuyên ngành.Kết luận: Mức độ HĐTL của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội còn khá thấp. Nhà trường có thểxem xét những biện pháp tăng cường các hoạt động ngoại khóa kết hợp HĐTL như các câu lạc bộthể thao.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-0613
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Institute of Community Health
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 4
    In: Tạp chí Y học Cộng đồng, Institute of Community Health, Vol. 63, No. 1 ( 2022-01-06)
    Abstract: Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến tiêu chảy sau khi sử dụng kháng sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 236 bệnh nhân dưới 6 tuổi được chẩn đoán tiêu chảy sau sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 10/2017 đến tháng 9/2018. Kết quả: Lứa tuổi thường gặp từ 7-24 tháng. Kháng sinh sử dụng chủ yếu là Cephalosporin. Thời gian hết triệu chứng tiêu chảy khác nhau giữa nhóm bệnh nhân đã và chưa nằm viện tại tuyến dưới (p 〈 0,05). Thời gian hết triệu chứng tiêu chảy khác nhau giữa các bệnh lý nhiễm khuẩn của bệnh nhân (p 〈 0,05). Kết luận: Thời gian hết triệu chứng tiêu chảy có liên quan đến điều trị ở tuyến cơ sở và các bệnh nhiễm khuẩn của bệnh nhân.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-0613
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Institute of Community Health
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 5
    In: Tạp chí Y học Cộng đồng, Institute of Community Health, Vol. 64, No. 5 ( 2023-08-23)
    Abstract: Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa kiến thức và hành vi sử dụng sữa đóng hộp của học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 590 học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội bằng bộ câu hỏi. Số liệu được xử lý phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả: Có 87,6% học sinh có kiến thức về giá trị dinh dưỡng của sữa tốt cho sự phát triển của cơ thể trong khi đó chỉ có 26,6% học sinh sử dụng sữa hàng ngày. Nghiên cứu có chỉ ra tỷ lệ giữa hành vi sử dụng sữa với kiến thức có sự khác biệt. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,259), điều này cho thấy chưa có mối liên quan rõ ràng giữa kiến thức và hành vi sử dụng. Kết luận: Kiến thức về ảnh hưởng của sữa tới sức khỏe của học sinh còn thấp, thói quen sử dụng sữa hàng ngày chưa cao, chưa thấy mối liên quan giữa kiến thức và hành vi sử dụng sữa đóng hộp ở học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do đó, nhà trường nên lồng ghép giáo dục dinh dưỡng về sữa cho học sinh.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-0613
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Institute of Community Health
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 6
    In: Tạp chí Y học Cộng đồng, Institute of Community Health, Vol. 64, No. 4 ( 2023-07-03)
    Abstract: Mục tiêu: Mô tả thực trạng hoạt động thể lực (HĐTL) của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội trongvà sau giãn cách xã hội, phân tích một số yếu tố liên quan.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 492 sinh viên trường Đạihọc Y Hà Nội bằng bộ công cụ GPAQ. Phân loại hoạt động thể lực dựa trên MET-phút/tuần và theomức khuyến nghị của WHO. Sử dụng biểu đồ forest plot để phân tích một số yếu tố liên quanKết quả: Có 35,6% sinh viên đạt mức khuyến nghị HĐTL của WHO trong thời gian giãn cách xã hộivà 57,5% sinh viên HĐTL đạt khuyến nghị của WHO trong thời gian sau khi giãn cách xã hội. Giớitính và năm học có liên quan đến HĐTL trong thời gian giãn cách. Giới tính và hình thức học có liênquan đến HĐTL sau thời gian giãn cáchKết luận: Mức độ HĐTL của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội có sự khác biệt trong và sau thờigian giãn cách xã hội. Sinh viên cần những biện pháp tăng cường các hoạt động ngoại khóa kết hợpHĐTL như các câu lạc bộ thể thao.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-0613
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Institute of Community Health
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 7
    In: Tạp chí Y học Cộng đồng, Institute of Community Health, Vol. 63, No. 1 ( 2022-01-06)
    Abstract: Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức và thực hành tốt về phòng chống thiếu máu ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ đến khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Bình Dương năm 2019. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Nghiên cứu thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu theo bộ câu hỏi cấu trúc. Kết quả: Điểm kiến thức về phòng chống thiếu máu của đối tượng nghiên cứu rất thấp trung bình là 26,2 ± 3,9 điểm (thang điểm 0-51). Điểm thực hành về phòng chống thiếu máu của đối tượng nghiên cứu trung bình là 7,7 ± 1,8 điểm (thang điểm 0-11). Tỷ lệ kiến thức chung đúng về phòng chống thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ rất thấp, chỉ đạt 12,4%, tuy nhiên tỷ lệ thực hành chung tốt tương đối cao hơn với 52,2%. Tỷ lệ thực hành tốt ở nhóm 40-49 tuổi thấp hơn  nhóm 18-29 tuổi (OR=0,32; 95%CI: 0,12-0,78; p 〈 0,05). Ở nhóm trình độ học vấn tiểu học thấp hơn so với nhóm THPT (OR= 0,18; 95%CI: 0,06-0,47; p 〈 0,05) và nhóm THCS (OR=0,42; 95%CI: 0,21-0,86; p 〈 0,05). Kết luận: Kiến thức và thực hành phòng chống thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ đến khám bệnh tại BVĐK tỉnh Bình Dương còn nhiều hạn chế, cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe và cung cấp các giải pháp hỗ trợ, nhằm cải thiện tình trạng thiếu máu ở phụ nữ.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-0613
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Institute of Community Health
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 8
    In: Tạp chí Y học Cộng đồng, Institute of Community Health, Vol. 63, No. 4 ( 2022-08-08)
    Abstract: Mục tiêu: Đánh giá kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh non tháng tại Trung tâm Sơ sinh Bệnhviện Phụ sản Trung ương năm 2021.Phương pháp: Nghiên cứu mô tả thuần tập tiến cứu 189 trẻ sơ sinh có tuổi thai từ 25 tuần đến 32tuần được chăm sóc sau sinh tại Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh- Bệnh viện Phụ sản Trungương từ 01/11/2020 - 30/06/2021.Kết quả: Phần lớn trẻ được cho ăn tiêu hóa 1,1 ± 0,3 ngày và mất trung bình 16,8 ± 4,8 ngày để trởlại cân nặng lúc sinh. Cân nặng tăng trung bình 14,7 ± 5,8 g/kg/ngày, chiều dài tăng trung bình 1.0 ±0.2 cm / tuần, vòng đầu tăng trung bình 0.8 ± 0.15 cm / tuần. Tỷ lệ trẻ chậm tăng trưởng sau sinh tạithời điểm xuất viện là 65,61%. Biến chứng thường gặp nhất là viêm ruột hoại tử (5,8%), chỉ có 1 trẻtử vong khi ra viện (0,5%).Kết luận: Nuôi dưỡng trẻ đẻ non bằng đường tiêu hóa an toàn, hiệu quả, ít biến chứng và giúp trẻsớm trở lại cân nặng lúc sinh. Cần thêm các nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kết quảnuôi dưỡng trẻ.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-0613
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Institute of Community Health
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 9
    In: Tạp chí Y học Cộng đồng, Institute of Community Health, Vol. 63, No. 8 ( 2022-11-30)
    Abstract: Mục tiêu: Đánh giá thực trạng sàng lọc và chẩn đoán trước sinh hội chứng Down (DS).Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 33 thai và73 trẻ được chẩn đoán mắc DS tại Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh – Bệnhviện Sản Nhi Nghệ An từ 7/2020 đến 7/2022.Kết quả: Siêu âm là phương pháp sàng lọc trước sinh được sử dụng phổ biến, giúp đưa ranhóm cần chẩn đoán trước sinh (chọc ối). Có 2/33 (6%) trường hợp thai Down, siêu âm bìnhthường nhưng có NIPT dương tính Trisomy 21. Chọc ối 〉 20 tuần có 6/33 (18,2%) ca. Trong 73 trẻDown: 15/73 (29,5%) trường hợp trẻ Down có bất thường trên siêu âm thai được ghi nhận khi hồicứu thông tin từ gia đình; sàng lọc bằng máu mẹ (Double test/Triple test/NIPT) được thực hiện ở11/73 trường hợp, chiếm 15,1%.Kết luận: Kết hợp SLHT mẹ/NIPT với siêu âm định kỳ (theo hướng dẫn của Bộ Y tế) giúpchẩn đoán trước sinh sớm DS. Nâng cao nhận thức về sàng lọc, chẩn đoán trước sinh cho các giađình ở Nghệ An và khu vực lân cận là vấn đề cần được chú trọng.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-0613
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Institute of Community Health
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 10
    Online Resource
    Online Resource
    Institute of Community Health ; 2022
    In:  Tạp chí Y học Cộng đồng Vol. 63, No. 7 ( 2022-11-18)
    In: Tạp chí Y học Cộng đồng, Institute of Community Health, Vol. 63, No. 7 ( 2022-11-18)
    Abstract: Đặt vấn đề: Bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút SARS-CoV-2 đã trở thành đại dịch toàncầu. Trước tính chất và mức độ phức tạp của dịch, chính phủ nhiều nước đã ban hành cácbiện pháp cách ly, giãn cách xã hội. Những biện pháp này gây ra nhiều thay đổi đáng kể hoạtđộng từng cá nhân, trong đó có hoạt động và chức năng tình dục.Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng dịch Covid-19 đến hoạt động và chức năng tình dục nam.Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Hai trăm bảy mươi nam giới hoàn thành bộ câu hỏiphỏng vấn qua điện thoại. Đánh giá hoạt động, chức năng tình dục thông qua thu thập vàphân tích tần suất hoạt động tình dục, mức độ hài lòng đời sống tình dục, thang điểm IIEF-5,PEDT, thời gian IELT , mức độ cực khoái.Kết quả: Hoạt động tình dục: Tần suất quan hệ tình dục, tần suất thủ dâm trước – trong dịchlần lượt là 2,7 ± 0,14 và 2,35 ± 0,18 lần/ tuần (p 〈 0,001); 2,42 ± 0,29 và 2,52 ± 0,39 lần/tuần (p=0,462). Điểm hài lòng tình dục trước – trong dịch là 4,6 ± 0,07 và 4,39 ± 0,45 điểm(p 〈 0,005). Chức năng tình dục: 79,3% không thay đổi ham muốn trước và trong dịch. Sosánh trước và trong dịch: tỷ lệ rối loạn cương lần lượt là 14,03% và 14,5%; xuất tinh sớm là21,27% và 22,5%, điểm IIEF-5 là 23,12 ± 0,36 và 23,02 ± 0,44 điểm (p=0,936), điểm PEDTlà 7,62 ± 0,55 và 7,85 ± 0,59 điểm (p = 0,806), thời gian IELT là 8,35 ± 0,89 và 8,57 ± 1,01phút (p = 0,120).Kết luận: Tần suất quan hệ tình dục và mức độ hài lòng tình dục trong dịch giảm so vớitrước dịch Covid-19. Không thấy sự khác biệt giữa tỷ lệ rối loạn cương, tỷ lệ xuất tinh sớm,điểm số IIEF-5, PEDT và thời gian IELT trước và trong dịch Covid-19.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2354-0613
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Institute of Community Health
    Publication Date: 2022
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. More information can be found here...