GLORIA

GEOMAR Library Ocean Research Information Access

Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
Filter
  • Can Tho University  (3)
  • Ky, Huynh  (3)
  • 1
    In: Can Tho University Journal of Science, Can Tho University, Vol. 57, No. 4 ( 2021-08-26), p. 159-168
    Abstract: Trong nghiên cứu này, kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới (next generation sequencing) được ứng dụng để giải trình tự của bộ gene 2 giống lúa Đốc Phụng (giống chống chịu mặn) và giống Nếp Mỡ (giống mẫn cảm với mặn), nhằm tìm các chỉ thị phân tử là gene chức năng mà các gene này liên quan đến cơ chế chống chịu mặn có trong giống lúa Đốc Phụng. Kết quả so sánh với bộ gene tham chiếu, bộ gene của giống lúa Đốc Phụng có khoảng 1.918.726 biến thể dạng thay đổi một nucleotide (Single Nucleotide Polymorphism) và và chèn vào khoảng 81.435, mất đi khoảng 81.974. Trong khi đó ở giống Nếp Mỡ, có khoảng 1.931.380 SNP và chèn vào khoảng 88.473, mất đi khoảng 83.190 vùng DNA. Đa số các biến thể xuất hiện ở các vùng không mang chức năng như trước sau và giữa các gene chiếm tỉ lệ trên 75%. Kết quả khảo sát biến thể xuất hiện trong vùng gene OsTZF1 (LOC_Os05g10670.1), có chức năng điều hòa các nhóm gene liên quan đến các yếu tố stress sinh học và phi sinh học, cho thấy ở giống Đốc Phụng có 7 biến thể SNP và có chèn thêm 9 nucleotide mã hóa 3 amino acid arginine khi so với giống Nếp Mỡ dựa trên bộ gene tham chiếu. Thông tin này giúp cho các nhà chọn giống sử dụng nó như chi thị phân tử, chọn tạo giống chống chịu...
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-2333 , 1859-2333
    Language: Unknown
    Publisher: Can Tho University
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    In: Can Tho University Journal of Science, Can Tho University, Vol. 57, No. 4 ( 2021-08-26), p. 119-130
    Abstract: Ngày nay khi nền kinh tế đang ngày càng phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng về lúa gạo cũng thay đổi theo, người tiêu dùng hiện này có xu hướng thích sản phẩm gạo có hình thức đẹp và chất lượng cao như cơm nấu ra phải mềm dẻo và có mùi thơm. Để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng về chất lượng gạo, nghiên cứu được thực hiện nhằm chọn ra những giống lúa có chất lượng cao đáp ứng mục tiêu trên. Dấu chỉ thị phân tử DRR-GL được sử dụng để xác định gene kiểm soát chiều dài hạt GS3; chỉ thị phân tử Wx-in1 xác định gene Wx kiểm soát tính trạng amylose và gene chỉ thị phân tử BADH2 xác định gene kiểm soát tính trạng mùi thơm. Qua kết quả nghiên cứu, các tính trạng chất lượng của 50 dòng lúa IRRI đã tuyển chọn được 1 dòng (IR 86385-172-1-1-B) có chất lượng tốt như hạt gạo thon dài, chiều dài hạt 7,12mm, hàm lượng amylose thấp 17,51%, độ bền thể gel rất mềm (cấp 1) 86,67mm, nhiệt trở hồ trung bình (cấp 5). Kết quả này đã chọn ra được dòng lúa nhập nội có thể làm vật liệu khởi đầu cho chương trình chọn giống chất lượng trong tương lai.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-2333 , 1859-2333
    Language: Unknown
    Publisher: Can Tho University
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    In: Can Tho University Journal of Science, Can Tho University, Vol. 57, No. 3 ( 2021-06-30), p. 147-156
    Abstract: Sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam khá đa dạng, đây là một ưu thế cho sự phát triển các giống lúa khác nhau tạo nên đặc trưng riêng của từng vùng. Nhằm đa dạng nguồn gen, trong nghiên cứu này, 20 giống lúa rẫy được thu thập tại các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên làm vật liệu và tiến hành phân tích, so sánh sự khác nhau của một số chỉ tiêu chất lượng: chiều dài hạt, amylose, mùi thơm khi được trồng tại hai vùng sinh thái là tỉnh Buôn Ma Thuột (Tây Nguyên) và tỉnh Trà Vinh (Đồng bằng sông Cửu Long). Kết quả ghi nhận đa số các giống lúa được trồng tại Trà Vinh đều có chiều dài hạt gạo dài (80% giống) và hàm lượng amylose (60% giống) cao hơn khi được trồng tại Buôn Ma Thuột. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã tuyển chọn được 6 giống lúa đều thuộc nhóm lúa hạt dài, mềm cơm, dẻo. Trong đó, 2 giống Ba Bơ Nhã và Ba Hlang thích hợp trồng ở cả hai vùng sinh thái; 2 giống lúa canh tác ở Trà Vinh là giống Ba Ĩe và giống Pkoih (lúa thơm); đối với vùng Buôn Ma Thuột có thể sử dụng 2 giống là Nâm và Ba Kong Brum. Kết quả thí nghiệm này là bước đầu có thể cung cấp nguồn gen lúa chất lượng cho 2 vùng sinh thái Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-2333 , 1859-2333
    Language: Unknown
    Publisher: Can Tho University
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. More information can be found here...