GLORIA

GEOMAR Library Ocean Research Information Access

Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
Filter
  • Can Tho University  (3)
  • Kim, Lavane  (3)
Material
Publisher
  • Can Tho University  (3)
Person/Organisation
Language
Years
  • 1
    Online Resource
    Online Resource
    Can Tho University ; 2021
    In:  Can Tho University Journal of Science Vol. 57, No. Environment and Climate change ( 2021-11-19), p. 121-129
    In: Can Tho University Journal of Science, Can Tho University, Vol. 57, No. Environment and Climate change ( 2021-11-19), p. 121-129
    Abstract: Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tiềm năng sử dụng ống hút nhựa làm giá thể trong bể lọc sinh học (LSH) ngập nước để xử lý nước thải sinh hoạt. Ống hút nhựa đã qua sử dụng được thu thập và tạo thành khối hình trụ có chiều dài 2,5 cm và đường kính 1,8 cm làm giá thể cho vi sinh vật phát triển thành màng sinh học. Hai mô hình bể LSH được thiết kế giống nhau có kích thước DxRxC là 0,15 m x 0,15 m x 1,2 m. Tổng chiều cao giá thể (0,7 m) được giữ cố định và ngập hoàn toàn trong nước thải, cách đáy bể và mặt thoáng lần lượt 0,25 m. Hai bể LSH được vận hành song song với một bể cấp không khí liên tục có thời gian lưu nước (HRT) lần lượt 5 giờ và 6 giờ và bể còn lại không cấp không khí có HRT lần lượt 6 giờ và 8 giờ. Kết quả thí nghiệm cho thấy nồng độ các chỉ tiêu TSS, BOD5, COD, N-NO3-, TP, P-PO43- đầu ra của hai bể trong nghiên cứu này đều đạt loại A QCVN 14:2008/BTNMT ngoại trừ chỉ tiêu N-NH4+. Khi HRT của bể LSH có cấp không khí kéo dài 6 giờ thì hiệu suất xử lý tăng và chỉ tiêu N-NH4+ đạt loại B QCVN 14:2008/BTNMT. Bể LSH không cấp không khí có hiệu suất xử lý N-NO3- cao hơn bể có cấp không khí nhưng đối với các chỉ tiêu khác thì ngược lại. Nhìn chung, ống hút nhựa đã qua sử dụng có thể tái sử dụng để làm giá thể vi sinh trong LSH ngập nước để xử lý nước thải sinh hoạt.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2815-5599 , 1859-2333
    Language: Unknown
    Publisher: Can Tho University
    Publication Date: 2021
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    Online Resource
    Online Resource
    Can Tho University ; 2023
    In:  Can Tho University Journal of Science Vol. 59, No. Environment and Climate change ( 2023-06-16), p. 97-103
    In: Can Tho University Journal of Science, Can Tho University, Vol. 59, No. Environment and Climate change ( 2023-06-16), p. 97-103
    Abstract: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng áp dụng tấm Jmat làm giá thể vi sinh  (biocarrier) trong hệ thống lọc sinh học ngập nước hiếu khí xử lý nước thải sinh hoạt. Ba mô hình thí nghiệm được thiết kế chiều cao lớp giá thể 0,9 m và ngập hoàn toàn trong nước thải. Các cột lọc được nạp nước thải bằng bơm nhu động với 2 tải nạp lần lượt là 2 m3/m2.ngày và 4 m3/m2.ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sau xử lý thấp và đạt QCVN 14:2008/BTNMT. Tấm lọc Jmat được sử dụng làm giá thể trong lọc sinh học ngập nước mang lại hiệu suất loại bỏ chất ô nhiễm cao. Hiệu suất xử lý SS là: 95,8%, COD: 92,5%, BOD5: 93,5%, TKN: 94,0%. Nồng độ NO3- đầu ra của mô hình cao hơn đầu vào, cho thấy quá trình nitrate hóa diễn ra tốt. Khi tăng gấp đôi tải nạp thì hiệu suất loại bỏ các chất giảm nhưng các chỉ tiêu SS, PO43-, COD, BOD5, TKN vẫn đạt QCVN 14-MT:2008/BTNMT (loại A). Dựa trên kết quả nghiên cứu này, tấm Jmat có thể sử dụng làm giá thể vi sinh trong hệ thống lọc sinh học để xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2815-5599 , 1859-2333
    Language: Unknown
    Publisher: Can Tho University
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    Online Resource
    Online Resource
    Can Tho University ; 2023
    In:  Can Tho University Journal of Science Vol. 59, No. Environment and Climate change ( 2023-06-16), p. 114-122
    In: Can Tho University Journal of Science, Can Tho University, Vol. 59, No. Environment and Climate change ( 2023-06-16), p. 114-122
    Abstract: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu suất xử lý của 3 loại vật liệu đệm trong hệ thống lọc sinh học đối với việc kiểm soát các loại khí dễ gây mùi. Mùi hôi được tạo ra bằng cách phân hủy yếm khí các hợp chất hữu cơ giàu protein từ nguyên liệu cá và rác thải. Bộ lọc sinh học hấp phụ các khí có mùi vào một màng sinh học và được phân hủy sinh học bởi vi sinh vật thành các hợp chất đơn giản và ít độc hơn. Hệ thống lọc sinh học có hiệu suất loại bỏ mùi khoảng 91-98% đối với khí ammonia (NH3), từ 85% đến 95% đối với khí hydro sunfua (H2S), từ 78% đến 100% đối với khí CO và khoảng 80% đối với khí CO2. Vật liệu đệm compost với mụn xơ dừa có thời gian hấp phụ đạt trạng thái bão hòa sau 45 phút chậm hơn vật liệu đệm compost và compost với than hoạt tính, lần lượt sau 35 phút. Hệ thống lọc sinh học có khả năng xử lý phổ rộng các loại khí gây mùi và thân thiện với môi trường.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2815-5599 , 1859-2333
    Language: Unknown
    Publisher: Can Tho University
    Publication Date: 2023
    Location Call Number Limitation Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. More information can be found here...